Síp thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng trầm trọng
Theo phán quyết đó, các khoản tiền gửi trên 100.000 euro vào hai ngân hàng hàng đầu Síp sẽ bị đánh thuế một lần 9,9%, còn một ngân hàng khác bị giải thể.
Nền kinh tế Síp lao đao kể từ sau sự sụp đổ của Hy Lạp, do rất nhiều ngân hàng Síp đã đầu tư mạnh vào đây. Do đó, Chính phủ Síp buộc phải đồng ý các biện pháp cứng rắn trên, mong cứu chữa được tình trạng tê liệt của khu vực ngân hàng và vực nền kinh tế ra khỏi tình trạng "rơi tự do." Đây là nước thứ 5 trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), sau Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, phải nhận cứu trợ tài chính vì khủng hoảng nợ công.
Theo ông Georgiadis, sau sáu tháng đó, hệ thống ngân hàng Síp đã tránh được đổ vỡ, thoát khỏi nguy hiểm và bước vào giai đoạn điều chỉnh khu vực tài chính.
Dự kiến ngày 28/9 tới, đại diện bộ ba chủ nợ sẽ có chuyến thanh tra tiếp theo đến Nicosia để tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình bình ổn, được thỏa thuận hồi tháng 3 năm nay. Sau chuyến thanh tra thứ nhất vào tháng 6/2013, nhóm bộ ba kết luận Síp đã đạt thành công nhất định trong các biện pháp ổn định kinh tế.
Hồi tuần trước, Tổng thống Síp Nicos Anastasiadis hứa hẹn sẽ dỡ bỏ các kiểm soát đối với giao dịch ngân hàng vào đầu năm 2014. Thủ tướng Georgiadis xác nhận dự định này và cam kết thêm Chính phủ Síp sẽ đấu tranh chống thâm hụt ngân sách bằng cách giảm chi phí công chứ không tăng thuế.
Trong diễn biến liên quan, ngày 25/9, IMF đã thông qua khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 1 tỷ USD cho Ireland, quốc gia Eurozone đầu tiên phải xin cứu trợ vỡ nợ quốc tế.
Theo IMF, Ireland vẫn đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các điều kiện để nhận cứu trợ. IMF là một trong ba chủ nợ tham gia và đóng góp khoảng 30 tỷ USD trong gói cứu trợ quốc tế trị giá 115 tỷ USD cho Ireland.
Nguồn TTXVN