Thứ Ba | 24/05/2016 12:34

Singapore không còn là thiên đường mua sắm

Các cửa hàng trống vắng tại khu mua sắm vốn sầm uất của Singapore ngày càng trở thành cảnh tượng phổ biến.

Tình trạng bỏ trống tại khu vực nhộn nhịp Đường Orchard - thỏi nam châm hút du khách với những trung tâm mua sắm và cửa hàng tổng hợp của Nhật Bản như Takashimaya - đã lên cao nhất 5 năm. Khắp đảo quốc sư tử, tình trạng này đã lên mức cao nhất kể từ năm 2009.

Khi các nền kinh tế khu vực đang chật vật với tốc độ tăng trưởng chậm chạp và chi tiêu dùng giảm, các nhà môi giới bất động sản dự đoán sẽ ngày một nhiều hơn nhà bán lẻ phải thu hẹp quy mô và thậm chí đóng cửa hàng. Tuy giá thuê gian hàng tại Singapore đang lao dốc kể từ mức đỉnh năm 2014, song vẫn chưa xuống đến mức đủ hấp dẫn để các thương hiệu quyết định ở lại.

Dưới đây là 5 lý do vì sao Singapore chưa thể kỳ vọng vị thế thiên đường mua sắm của mình sớm hồi phục:

Sự am hiểu công nghệ

Người Singapore là một trong số các nhóm mua hàng am hiểu nhất về công nghệ tại châu Á với tỷ lệ người dân chuyển sang mua sắm trực tuyến cao hơn cả Hong Kong và Malaysia.

Singapore khong con la thien duong mua sam
94% người tiêu dùng Singapore mua hàng online ít nhất một lần trong 3 tháng qua.

John Lim, giám đốc điều hành ARA Asset Management - hãng sở hữu nhiều trung tâm mua sắm tại Singapore, Hong Kong và Malaysia - nhận định, “Hoạt độn bán lẻ đang thay đổi vì thương mại điện tử và các trung tâm mua sắm cần tự định vị lại để có thể đáp ứng được nhu cầu trong tương lai".

Các trung tâm mua sắm cần phải tổ chức lại, tập trung nhiều hơn vào khu đồ ăn và đồ uống, giải trí, dịch vụ và ngân hàng, trong khi cắt giảm mảng thời trang và sản phẩm tiêu dùng.

Nhiều cửa hàng đóng cửa

Một vài nhà bán lẻ lớn nhất đang tháo chạy khỏi Singapore. Al-Futtaim Grou - nhà phân phối sản phẩm của các thương hiệu danh tiếng như Marks & Spencer và Zara tại Singapore - đang có kế hoạch đóng ít nhất 10 cửa hàng tại Singapore trong năm nay, dù rằng hãng này đang mở rộng vị thế tại các thị trường rẻ hơn khác tại châu Á như Malaysia và Indonesia.

Singapore khong con la thien duong mua sam
Số gian hàng trống tại các trung tâm thương mại vượt quá mức giảm của giá thuê cửa hàng.

Thương hiệu thời trang Anh New Look và chuỗi cửa hàng thời trang nam Celio của Pháp cũng có kế hoạch đóng cửa nhiều cửa hàng trong nửa cuối năm nay. Hãng môi giới bất động sản Cushman & Wakefield cho hay nhiều thương hiệu khác cũng sẽ có hành động tương tự.

“Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi quyết định rằn Singapore không còn tiềm năng của một trong những thị trường trọng điểm nữa", New Look trả lời Bloomberg News như vậy. Cửa hàng cuối cùng của New Look tại đảo quốc sư tử sẽ đóng cửa vào ngày 30/6.

Người Trung Quốc dè dặt hơn

Giống như Hong Kong, Singapore cũng đang chịu ảnh hưởng khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và du khách đại lục mua hàng xa xỉ ngày một giảm. Du khách không còn chi tiêu nhiều như trước kia.

Singapore khong con la thien duong mua sam
Chi tiêu của du khách tại Singapore giảm lần đầu tiên 6 năm qua.

Christine Li, giám đốc nghiên cứu tại Cushman & Wakefield ở Singapore, nhận định, giờ đây, du khách Trung Quốc đến Singapore để tìm trải nghiệm hơn là mua hàng. Trong một thế giới toàn cầu hóa như ngày nay - dễ dàng tìm thấy các thương hiệu tương tự ở khắp mọi nơi - sự khác biệt trở thành yếu tố sống còn đối với sự thành công của môi trường bán lẻ, nhưng rất tiếc, Singapore lại thiếu điều này.

Kinh tế khó khăn

Singapore khong con la thien duong mua sam
Giá tiêu dùng lao dốc. CPI giảm 17 tháng liên tiếp.

Người tiêu dùng nội địa của Singapore tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Giá tiêu dùng tại Singapore tháng 3 giảm tháng thứ 17 liên tiếp, đợt suy giảm dài nhất kể từ trước đến nay, cho thấy tác động của giá dầu thấp và nền kinh tế suy yếu. Nếu kinh tế tiếp tục gặp khó khăn và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu cho hàng tiêu dùng không thiết yếu trong bối cảnh giảm lương và giãn thợ, giá thuê gian hàng tại các trung tâm mua sắm cso thể giảm 5% trong năm nay, theo hãng Colliers International.

Nguồn cung tăng

Singapore khong con la thien duong mua sam
Singapore sẽ có thêm trên 371,6 nghìn mét vuông dành cho hoạt động bán lẻ trong 3 năm tới.

Nguồn cung trung tâm mua sắm tăng lên cũng gây áp lực đối với giá thuê gian hàng và làm tăng tỷ lệ gian hàng trống. Theo số liệu của hãng Cushman & Wakefield, Singapore sẽ có thêm gần 4 triệu foot2 (hơn 371,6 nghìn m2) không gian bán lẻ trong 3 năm tới.

Nhật Trường

Nguồn Bloomberg