Một nông trại trên mái nhà ở Singapore. Đảo quốc nhỏ bé này thiếu tài nguyên và nhập khẩu hơn 90% thực phẩm từ hơn 170 quốc gia. Ảnh: Getty Images.
Singapore đối mặt với lạm phát như thế nào, khi phải nhập khẩu đến 90% lương thực?
An ninh lương thực là vấn đề cấp bách, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc gia sau các lệnh cấm xuất khẩu lương thực gần đây - đặc biệt là lệnh , nơi mà Singapore nhập khẩu đến 34% sản lượng gà.
Là một quốc đảo nhỏ, Singapore còn thiếu thốn về tài nguyên thiên nhiên, phải nhập khẩu hơn 90% lương thực từ hơn 170 quốc gia và khu vực. Với việc đất nước dễ bị tác động bởi nhiều sóng gió bên ngoài, chính phủ đã đưa ra sáng kiến “30 by 30” để tự cung tự cấp 30% nhu cầu dinh dưỡng vào năm 2030.
Nhưng Singapore hiện vẫn hứng chịu lạm phát lương thực. Giá thực phẩm tăng 4,1% trong tháng 4 so với một năm trước đó, tăng từ 3,3% trong tháng 3, Cơ quan tiền tệ Singapore và Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết.
Tình hình toàn cầu
Các chủ quầy hàng rong là những người hứng chịu nhiều nhất, khi vừa phải cảm nhận áp lực lạm phát vừa phải giữ mức giá thấp cho người tiêu dùng.
Ông Remus Seow, chủ của Fukudon, một quầy hàng rong bán cơm Nhật Bản, là một ví dụ. Trong sáu tháng qua, giá các sản phẩm mà ông mua, chẳng hạn như dầu ăn, trứng và thịt, đã tăng từ 30% đến 45%. Ông Seow gần đây đã tăng giá lần đầu tiên kể từ khi mở quán vào hai năm trước. Nếu giá tiếp tục tăng, 20% đến 35% khách hàng có thể sẽ không ghé quán ông nữa, ông cho biết.
Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết giá lương thực toàn cầu tăng cao dự kiến sẽ tiếp tục góp phần gây ra lạm phát lương thực địa phương sau năm 2022. Giá lương thực toàn cầu đã bắt đầu tăng trong thời kỳ đại dịch, nhưng cuộc chiến ở Ukraine đã làm tình hình trầm trọng thêm.
Tình trạng thiếu lương thực sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian ngắn, và thậm chí có thể kéo dài trong một hoặc hai năm tới. Các quốc gia khác không thể nhanh chóng lấp khoảng trống mà Ukraine và Nga để lại, vì phải mất ít nhất một năm để trồng nông sản mới.
Cuộc chiến ở Ukraine đang gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực quy mô toàn cầu. Ảnh: Getty Images. |
Nếu chiến tranh kết thúc, giá lương thực sẽ không ngay lập tức trở về mức trước chiến tranh. Vì các yếu tố như chi phí nhiên liệu tăng, thiếu lao động và chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu lương thực hiện có, khiến giá cả tăng cao.
Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng giá lương thực dự kiến sẽ tăng khoảng 20% trong năm nay trước khi giảm bớt vào năm 2023.
Những trở ngại
Kế hoạch “30 by 30” nhằm thúc đẩy Singapore tự sản xuất để vượt qua thời kỳ khó khăn, nhưng điều đó sẽ không đủ để thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu.
Bởi vì chính phủ đã quyết định đầu tư nhiều hơn vào việc tăng tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và thu nhập trung bình của hộ gia đình hơn là đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp.
Dù Singapore có thể đạt được mục tiêu về mặt “kỹ thuật và công nghệ”, thì vẫn còn hai vấn đề - giá cả và thái độ của người tiêu dùng đối với “thực phẩm mới”.
Người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến việc mua “thực phẩm tự nhiên” và có thể không chấp nhận “thực phẩm mới” - như thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm và các nguồn protein thay thế - là một phần quan trọng của mục tiêu “30 by 30”.
Việc đạt được mục tiêu sẽ rất khó vì thời hạn đã đến gần và Singapore vẫn chỉ sản xuất 10% nhu cầu dinh dưỡng của riêng mình.
Mọi người cũng sẽ vẫn mua các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu nếu chúng rẻ hơn sản phẩm địa phương trừ khi chính phủ có thể trợ giá cho sản phẩm.
Nhưng nếu tiếp thị rằng các sản phẩm địa phương có chất lượng cao và bổ dưỡng, thì có thể khuyến khích người tiêu dùng mua với giá cao hơn, giống như một số người sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm hữu cơ được bán trên thị trường.
Singapore có thể làm gì?
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong ngắn hạn, chính phủ có thể cung cấp mạng lưới an toàn cho những người thiệt thòi, chẳng hạn thông qua thanh toán tiền mặt hoặc chứng từ.
Nhưng một trong những điểm yếu của Singapore là mặc dù đã cố gắng đa dạng hóa hàng nhập khẩu từ một nhóm quốc gia, thì vẫn bị phụ thuộc vào một hai nước cụ thể.
Ví dụ, Singapore nhập khẩu 48% gà từ Brazil và 34% từ Malaysia vào năm 2021, Cơ quan Thực phẩm Singapore cho biết.
Chính phủ cũng có thể khuyến khích nhiều công ty Singapore trồng thực phẩm ở nước ngoài và thỏa thuận với các chính phủ khác để đảm bảo sản phẩm không bị cấm xuất khẩu. Vì Singapore là một quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, nên cũng có thể xem xét việc giúp các quốc gia khác cải thiện hệ thống sản xuất lương thực của họ.
Có thể bạn quan tâm:
Vượt Saudi Arabia, Nga thành nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc
Nguồn CNBC