Chủ Nhật | 17/06/2012 05:56

Sẽ ra sao nếu Hy Lạp trở lại dùng đồng drachma?

Hy Lạp không loại trừ khả năng quay lại dùng đồng darchma thay euro. Điều này sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về kinh tế, chính trị cho họ.
Theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) để Hy Lạp nhận được hỗ trợ tài chính trong thời điểm nóng bỏng hiện tại, quốc gia này sẽ phải trải qua quá trình cơ cấu lại bộ máy rất chậm, lâu dài và khó khăn. 

Tuy nhiên, kịch bản có thể hoàn toàn đi theo chiều hướng mới nếu đảng cực hữu của Hy Lạp giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Nếu Hy Lạp từ chối áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng mà khối EU đưa ra, Đức và những quốc gia khác rất có khả năng sẽ ngừng cho Hy Lạp vay. Nếu không có khoản vay nước ngoài, chính phủ Hy Lạp đơn giản là sẽ vỡ nợ

Khi  Hy Lạp vỡ nợ, với thâm hụt ngân sách khổng lồ, chính phủ sẽ phải hành động nhanh chóng để tăng thuế, tịch thu và bán tài sản công, cắt giảm hoặc ngừng thanh toán tiền lương  của giáo viên, quân sự . Từ suy sụp tài chính sẽ dẫn đến sụp đổ chính phủ, và một viễn cảnh bạo loạn trong nước hoặc dòng người tị nạn ra nước ngoài là điều không thể tránh khỏi.

Liệu Hy Lạp có trở lại đồng drachma?

Bản thân người Hy Lạp muốn giữ đồng euro, Họ chỉ từ chối chính sách thắt lưng buộc bụng hiện nay. Tuy nhiên, nếu không có cứu trợ tài chính từ các nước, Hy Lạp sẽ không có sự lựa chọn nào ngoài việc công bố sự trở lại của drachma trong vài tháng tới, thời gian đủ để chuyển giao hai loại tiền này. Sau chuyển giao, Hy Lạp rất có thể phải phá giá đồng drachma tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước.

Kịch bản cho sự trở lại của đồng tiền drachma

Trước khi chuyển đổi từ euro sang đồng drachma, người dân sẽ đổ xô đến rút euro từ các ngân hàng Hy Lạp, gây ra hoảng lọan ngân hàng và thường được ngăn chặn bằng cách đóng cửa ngân hàng trong thời gian dài. Hy Lạp sẽ mất khả năng chi trả những trái phiếu chính phủ bằng đồng euro, dẫn đến mất uy tín và mất khả năng vay nợ nước ngoài. Lạm phát Hy Lạp sẽ tăng đột biến do sự nhân lên của drachma khi chính phủ phát hành trái phiếu mới và in tiền

Một hậu quả nữa là đồng drachma giảm giá trị, thậm chí rơi tự do. Sau cú sốc ban đầu, nền kinh tế sẽ tiếp tục lao dốc, những công ty chuyên nhập khẩu hoặc có nợ bằng euro sẽ phá sản do drachma trượt giá so với ngoại tệ. Nền kinh tế càng bị thu hẹp về quy mô, thậm chí thay đổi hoàn toàn hình thái kinh tế. Trong khi đó, dầu và khí đốt có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của nền kinh tế do giá dầu khí leo thang dẫn đến các vấn đề giao hàng, các công ty vận tải bị phá sản.

Tuy nhiên, sau một vài năm, tình hình có thể bắt đầu để cải thiện với du lịch phát triển do đồng drachma thấp, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với điều kiện dịch vụ công cộng nước này được tái thiết lập sau khủng hoảng. Khi đó, các doanh nghiệp Hy Lạp cũng có thể họat động trở lại nhờ xuất khẩu

Sự trở lại của drachma có phải là kịch bản xấu nhất cho Hy Lạp?

Một số nhà kinh tế hi vọng sự quay lại với drachma mang lại lợi ích kinh tế bê bối của Hy Lạp sau một khoảng thời gian hỗn loạn ban đầu (NYTimes). Tuy nhiên những nhà kinh tế học Mỹ đã đánh giá thấp thị trường đen Hy Lạp và thị trường việc làm còn vô cùng cứng nhắc. Nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực châu Âu và phá giá đồng drachma, thị trường chợ đen (chủ yếu với các giao dịch bằng đồng euro) sẽ phát triển và vượt ra khỏi kiểm soát. Liệu rằng sự trở lại của drachma có cho phép nề kinh tế phục hồi và thịnh vượng hơn ? Tất cả vẫn là chủ đề đáng tranh cãi.

Khả năng lớn nhất là đồng tiền drachma trở lại kéo theo lạm phát và sự thả nổi tiền tệ, rốt cuộc gây ra một cuộc khủng hoảng có thể so sánh với suy thoái kinh tế kéo dài của Achentina sau năm 2001.
Liệu có nên hy sinh Hy Lạp để cứu eurozone?

Các quốc gia châu Âu, với Đức và Pháp đứng đầu, đã vất vả xây dựng EU trong 50 năm qua. Tất cả sẽ không để cho sự việc qua đi dễ dàng như vậy.

Châu Âu sở hữu những công cụ có tầm ảnh hưởng lớn đến những chính trị gia Hy Lạp, cho phép châu Âu giám sát Hy Lạp theo hướng của mình. EU sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự ra đi của Hy Lạp. Nhưng châu Âu sẽ không lùi bước và đe dọa loại Hy Lạp khỏi khối liên minh nếu nước này không có chuyển biến trong quản lý nợ công và thắt chặt tài khóa.

Nhưng tất cả chỉ là kịch bản. Chính người dân Hy Lạp với cuộc bầu cử sắp tới đang nắm giữ vận mệnh kinh tế của chính đất nước này.

Nguồn Mege/DVT


Sự kiện