Thứ Bảy | 05/10/2013 14:33

Sáu quan niệm ngây ngô về trần nợ Mỹ

Nhiều ngườ Mỹ chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của chính sách trần nợ đóng băng bởi họ có nhiều quan điểm sai lầm nguy hại.
Nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng

Chính phủ đóng cửa sau khi Quốc hội không thể thống nhất về ngân sách cho năm tài khóa mới bắt đầu từ 1/10. Song vẫn rất nhiều ban bệ trong chính phủ vẫn đang hoạt động dựa trên ngân quỹ nằm ngoài quyền kiểm soát của Quốc hội.

Trần nợ là một câu chuyện khác. Nếu mức trần nợ không tăng lên giữa tháng 10 thì Bộ tài chính sẽ không có khả năng chi trả 1/3 các hóa đơn của chính phủ. Những khoản này chiếm 6,5% GDP trong khi kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,5%. Hay nói cách khác, đóng băng nợ sẽ ném nền kinh tế vào chiều hướng xoáy ngược lại, rơi vào hố sâu suy thoái.

Hàng dài người xếp hàng xin trợ cấp thất nghiệp
Hàng dài người xếp hàng xin trợ cấp thất nghiệp

Bộ Tài chính vẫn có thể trả lãi cho các khoản nợ

Đúng là chính phủ vẫn sẽ nhận được tiền để trả lãi cho trái phiếu đã phát hành, khoảng 7% ngân sách. Nhờ đó, Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ sẽ tác động đến tín dụng toàn cầu, cũng gần giống với vụ phá sản của Lehman Brother năm 2008, khiến các thị trường tài chính khác sụp đổ.

Các quan chức Bộ Tài chính đã xem xét ý tưởng chỉ trả lãi nợ vào thời điểm cuối cùng Quốc hội nêu ra vấn đề này tháng 7/2011. Trong đó, hệ thống trả nợ không được xây dựng để chọn hóa đơn nào cần thanh toán và hóa đơn nào không; đồng thời Bộ Tài chính không có quyền pháp lý để phân bổ tiền trả cho các nhà đầu tư trái phiếu và các chương trình an sinh. Đó là công việc của Quốc hội.

Tổng thống Obama có thể lấn át Quốc hội

Một số thành viên của Quốc hội đều đang bám vào nội dung trong Tu chính án số 14 trong Hiến pháp Mỹ để xem xét cho phép Nhà Trắng hay Bộ tài chính mượn tiền. Trong chương 4 có nội dung: "Không chất vấn giá trị pháp lý của nợ công nước Mỹ đã được luật pháp cho phép"

Nhà Trắng đã đưa ra chỉ trích ý tưởng này, có lẽ bởi Obama, người từng là một giáo sư luật hiến pháp, cho rằng cụm từ "được luật pháp cho phép" liên quan trực tiếp tới Quốc hội. Thậm chí nếu tổng thống giải quyết được những hậu quả của tình hình rối ren chính trị thì các nhà đầu tư vẫn sẽ né tránh những trái phiếu mới phát hành dưới một đám mây mù pháp lý như vậy.

Đúc một đồng tiền xu trị giá nghìn tỷ USD

Ý tưởng kỳ quặc xuất hiện vào thời điểm cuối cùng khi Quốc hội chơi trò trẻ con với trần nợ. Viễn cảnh ngốc nghếch có thể như sau: Bộ tài chính sử dụng quyền hạn để đúc một đồng tiền trị giá nghìn tỷ USD, và gửi vào tài khoản đã có ở Cục dữ trữ Liên bang (Fed), sau đó tiếp tục viết séc để cân bằng thu chi.

Các quan chức của Fed đã từ chối bình luận về việc họ có thực sự trả tiền mặt cho đồng tiền nghìn tỷ USD hay không.

Đồng tiền xu trị giá một nghìn tỷ USD
Đồng tiền xu trị giá một nghìn tỷ USD

Đóng băng nợ sẽ kiểm soát được ngân sách

Trần nợ không liên quan đến giới hạn hoặc ngăn chặn chi ngân sách đã được Quốc hội phê chuẩn, trong đó bao gồm các khoản chi cho quân đội và hệ thống anh sinh. Trần nợ chỉ có tác dụng cho phép Bộ tài chính mượn tiền để quyết định ngân sách cho những khoản chi.

Do đó đóng băng giới hạn nợ không có nghĩa là tước thẻ tín dụng của chính phủ. Đúng hơn là nó vẫn cho phép chính phủ không trả các hóa đơn hàng tháng.

Quốc hội không thể ngu ngốc như vậy

Đó là điều mọi người nói về việc đóng cửa chính phủ. John Boehner, chủ tịch Hạ viện đã nói với những thành viên khác trong Quốc hội rằng họ sẽ không để cho việc đình trệ chính sách trần nợ buộc chính phủ vỡ nợ.

Tuy nhiên mọi ánh mắt đổ về Boehner để xem liệu ông có thể thuyết phục hàng chục những thành viên bảo thủ đang lợi dụng trần nợ để ép Nhà Trắng đồng ý rút lại luật chăm sóc sức khỏe vừa mới có hiệu lực. Không ai trong các bên trong cuộc chiến ngân sách đề xuất được một kế hoạch thỏa hiệp đáng tin để ngăn chặn nguy cơ chính phủ vỡ nợ.

Nguồn CNBC


Sự kiện