Sau ngân hàng, tới lượt các khu vực Tây Ban Nha cần cứu trợ
Catalonia có rất nhiều lý do để lo ngại. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của chính quyền địa phương này đã tăng gấp đôi trong vòng 2 tháng, vượt 13%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi chi phí bảo lãnh trả nợ cao hơn.
Tất cả các khu vực lớn của Tây Ban Nha gồm Valencia, Madrid và Andalucia cũng đối mặt với khó khăn tương tự, thậm chí, gánh nặng nợ nần của họ còn lớn hơn so với Catalonia.
Những khu vực này có thể sẽ sớm trở thành vấn đề lớn cho đất nước và các ngân hàng Tây Ban Nha nếu chi phí các khoản vay không giảm.
Tây Ban Nha hiện đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn bởi trước tình hình này, chính phủ không thể nâng cao trái phiếu quốc tế và các thị trường tài chính đã hầu như đã đóng cửa cũng như không thể nhận một khoản vay với lãi suất cao trong thời gian ngắn . Một số khu vực ở Tây Ban Nha có thể cần tái cấu trúc nợ, điều đó sẽ khiến các trái chủ bị thiệt hại.
Trong năm nay, tỉ lệ nợ so với GDP của Tây Ban Nha ở mức cao nhất từ năm 1990, từ 68% của năm 2011 đến 79,8%. Nợ của 17 khu vực tự trị của đất nước trong quý I cũng đã lên tới 145,1 tỷ euro, bằng 13,5% GDP, tăng so với 140,1 tỷ euro cuối năm ngoái. Nguyên nhân là do chi phí vay tăng cao, chi phí giải cứu các ngân hàng, quỹ thâm hụt thuế quan quyền lực, quỹ giúp đỡ các khu vực chi trả cho các nhà cung cấp dịch vụ và cứu trợ Hy Lạp.
Không những thế, phản ứng của thị trường không phải là tin tốt lành. Giới đầu tư lo ngại về rủi ro liên quan đến gói cứu trợ dành cho Tây Ban Nha mặc dù các nước eurozone hôm 9/6 đã nhất trí cho Madrid vay tới 100 tỷ euro để vực dậy các ngân hàng nước này đang điêu đứng vì sự xuống dốc của thị trường bất động sản.
Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha hôm đầu tuần cho hay các nợ công của nước này trong quý I/2012 đã tăng lên tương đương 72,1% GDP, so với 63,6% GDP cùng kỳ năm 2011. Chính phủ Tây Ban Nha dự báo nợ công của đất nước sẽ lên tới 79,8% GDP vào cuối năm 2012, trong khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's cho rằng nợ của Tây Ban Nha sẽ chạm mức 90% GDP trong năm 2012.
"Chính phủ có khả năng cứu khu vực nhưng việc giải quyết tất cả các khoản nợ là điều không thể" và "trường hợp tồi tệ nhất là các khu vực không thể trả nợ các trái phiếu trên thị trường và các trái chủ sẽ chịu thiệt hại. Khi đó, các ngân hàng cũng sẽ hứng chịu hậu quả theo", ông Alessandro Giansanti, một nhà chiến lược lãi suất cao cấp ở ING cho biết.
Chính phủ Tây Ban Nha đã lên kế hoạch dự kiến để xếp hạng tín dụng cao hơn thông qua "hispanobonos" hoặc bảo lãnh trái phiếu của mỗi khu vực nhằm thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
IMF tuần trước cũng đã cảnh báo Tây Ban Nha phải tiến hành các cuộc cải cách sâu rộng để giành lại lòng tin của thị trường ngay cả sau khi đạt được khoản cho vay để giải cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này. Trong đó, những vấn đề khó khăn nhất là tăng thuế giá trị gia tăng, cắt giảm lương khu vực nhà nước trong tương lai và tách biệt những ngân hàng trên bờ vực phá sản với những ngân hàng không cần trợ giúp và những ngân hàng có thể tồn tại nhưng cần hỗ trợ.
Nguồn Reuters/DVT