Lính Mỹ sẽ sớm chấm dứt sự hiện diện tại Syria. Ảnh: AFP
Rút quân khỏi Syria, Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng
Các nhà phân tích cho biết, động thái này cũng có thể gợi ý sự tập trung chiến lược mạnh mẽ hơn của Washington vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để gây áp lực lên Washington Bắc Kinh.
Động thái bất ngờ
Các chuyên gia cho biết vẫn chưa rõ khi nào việc rút quân sẽ hoàn thành nhưng sự ra đi có thể sẽ kéo dài sự bất ổn ở Syria và trì hoãn việc tái thiết.
“Ông Trump đang khởi động lại trò chơi và tất cả các bên ở đó sẽ có những động thái riêng. Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ những thay đổi ở Trung Đông sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của chính họ ở đó như thế nào”, ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho biết.
Trung Quốc đã tránh xa cuộc xung đột Syria nhưng quan tâm đến việc thúc đẩy sự hiện diện kinh tế tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này theo “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, ông Wang Jian, một chuyên gia về Trung Đông tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, nhận định.
Ông nói rằng: “Các công ty và đầu tư của Trung Quốc hiện không thể vội vàng” và rằng rằng an ninh sẽ là mối quan tâm lớn với việc rút quân Mỹ.
Nếu tình hình an ninh xấu đi, nó sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc. Rủi ro an ninh cũng có thể lan sang các quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Saudi và UAE, nơi Trung Quốc có lợi ích kinh tế sâu rộng.
Mặc dù Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, nhưng nước này không có sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã từng đầu tư và giao dịch với Syria trước khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Syria lên tới 2,4 tỉ USD vào năm đó. Hầu như tất cả các công ty Trung Quốc đã rút khỏi hoặc đình chỉ hoạt động ở đó.
Nhưng nếu tình hình ổn định, các công ty Trung Quốc sẽ quay trở lại và Bắc Kinh rất quan tâm đến việc tái thiết. Các nhà phân tích cho biết kế hoạch vành đai và con đường nhấn mạnh đến thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng, và cả hai sẽ rất cần thiết khi việc tái thiết bắt đầu. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, cuộc xung đột quân sự kéo dài 7 năm đã xóa sạch lượng tài sản trị giá gần 400 tỉ USD ở Syria.
Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria. |
Các nhà phân tích cũng nói rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ được chào đón tại Syria thời hậu chiến như họ đã từng ở Iraq. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa Xã, Wafiqa Hosni, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đầu tư của Syria, cho biết chính phủ Assad đã xem Trung Quốc, đã có lập trường tương tự như Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các vấn đề của Syria, một quốc gia thân thiện.
Trong khi đó, Trung Quốc đã thực hiện các bước để thiết lập một chỗ đứng sớm trong thị trường Syria. Năm ngoái, họ đã triệu tập các “Dự án Tái thiết Syria” đầu tiên của mình tại Bắc Kinh, đưa ra kế hoạch trị giá 2 tỉ USD để xây dựng một khu công nghiệp tại quốc gia có thể chứa tới 150 công ty.
Mỹ thay đổi chiến lược?
John Lee, giáo sư tại Đại học Sydney ở Úc và là thành viên cao cấp tại Học viện Hudson ở Washington, cho biết việc rút quân cũng có thể báo hiệu việc Washington cân nhắc lại chính sách tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
"Đây là một sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Mỹ rằng Trung Đông đang trở nên ít quan trọng hơn đối với Mỹ khi có nhiều sự chú ý hơn đang hướng về Ấn Độ-Thái Bình Dương", ông nói.
Mỹ đã coi Trung Quốc là thách thức chính và lâu dài. Điều này được đưa ra trong Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược quốc phòng và trong bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence.
Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương và có kế hoạch nâng cấp các thiết bị và hệ thống vũ khí và tăng cường tập trận với các đồng minh khu vực. Cụ thể hơn, đã tăng cường tuần tra ở Biển Đông để thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong hai năm qua, hải quân Mỹ đã thực hiện tám hoạt động tự do hàng hải gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông Wu tin rằng việc sử dụng lực lượng quân sự Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ bị hạn chế. Ông nói mục đích của họ chủ yếu là để duy trì sự hiện diện và úy lạo các đồng minh trong khu vực và gây áp lực với Trung Quốc.