Thứ Hai | 10/02/2014 20:09

Rối loạn trên thị trường tài chính: Nhìn lại hang gấu

Các nhà đầu tư đã bị ép phải thay đổi cái nhìn lạc quan về thị trường.

Thị trường chứng khoán đầu năm 2014 khởi động với tâm lý hào hứng với mức tăng 30% trên thị trường chứng khoán Mỹ trong năm ngoái. Các nhà đầu tư dườngnhư tin rằng đáy vực khủng hoảng tài chính đã trôi qua và giờ là lúc nền kinh tế toàn cầuđang trở lại trạng thái “Golilocks”, túc tăng trưởng không quá mạnh để gây ra lạm phátcũng không quá yếu để "nuốt" hết lợi nhuận.

Tuy nhiên vài tuần đầu năm đã giáng cho thị trường những "cú đấm" liên hoàn. Đầu tiên là việc các đồng tiền của thị trường mới nổi chịu sức ép giảm giá, từ đồngpeso Argentina tới đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ, rớt giá thê thảm và nhiều nước đã phảidùng tới việc tăng lãi suất. Gia giảm thêm vào lo lắng đó là thông số kinh tếTrung Quốc cho thấy dấu hiệu yếu kém, với chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI giảmcòn 50,5 trong tháng 1, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Loạt đòn tiếp theo đến từ Mỹ với chỉ số PMI sản xuấttụt xuống 51,3 điểm trong tháng 1 từ mức 56,6 tháng trước. Đi kèm với nó là mứcgiảm 3,1% cho doanh số bán xe tháng giêng, so với cùng kỳ năm trước. Đấy làchưa tính tới đòn đánh bất ngờ của cú tụt 4,3% đơn hàng lâu bền trong tháng 12năm trước. Tin đã khiến chỉ số S&P 500 mất 2,3% hôm 3/2. Hầu hết cácnhà phân tích đã bỏ qua các con số thất nghiệp của tháng 12 vì cho là thời tiếtmùa đông lạnh bất thường, nhưng những số liệu thất vọng này đang khiến họ dầnnghĩ lại. Thống kê bảng lương của tháng 1/2014 có thể sẽ ảnh hưởng suy nghĩđó.

Bên dưới tất cả những cú đánh trên là mối lo tiềm năng. Chínhsách nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công nhận rộngrãi là đã giữ vững thị trường cổ phiếu và kéo lợi tức trái phiếu xuống. Nhưnghiện nay, khi Fed đang cắt giảm dần dần giá trị mua tài sản, liệu thị trường có gặp sứcép dài hạn không?

Như mọi khi, tâm lý luôn đóng vai trò quan trọng. Fed vẫn đangmua vào 65 tỉ đô tài sản mỗi tháng và đây là mức hỗ trợ đáng kể. Chính sách “hướng dẫntrước” của họ cho thấy việc tăng lãi suất trong ngắn hạn còn khá lâu mới xảy ra. Dù vậy,nếu các nhà đầu tư kỳ vọng quá trình rút dần kích thích kinh tế của Fed sẽkhiến cho thị trường đi xuống, họ sẽ thấy hợp lý hơn khi bán từ trước để giảm bớt thiệt hại.Thật vậy, mức lợi nhuận thu về từ thị trường chứng khoán năm 2013 có thể đang thúc đẩy quátrình này.

Xu hướng bán kiếm lời có vẻ diễn ra tốt ở Nhật Bản, mặc dù Ngânhàng trung ương nước này được cho là sẽ duy trì nới lỏng tiền tệ. Chỉ số Topix giảm 4,8% trong ngày 4/2 sau khi đã tăng 51% trong năm ngoái.

Bán chốt lời không phải là vấn đề của chứng khoán các thị trường mới nổi vì họ hoạt động trên ngưỡng so với các nước giàu trong ba năm qua. Các nướcbị ảnh hưởng nặng nhất là những nước có các vấn đề cụ thể và cục bộ: rối loạnchính trị ở Ukraina, thâm hụt tài khoản vãng lai diện rộng cộng thêm lạm phátcao ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc đơn giản là chính sách kinh tế yếu kém ở Argentina.

So sánh hoạt động của thị trường cổ phiếu các nước mới nổi với các nước giàu

So sánh hoạt động của thị trường cổ phiếu các nước mới nổi với các nước giàu, lấy hoạt động ngày 1/1/1988 làm chuẩn 100 điểm

Nhưng Raghuram Rajan, một nhà kinh tế học nổi tiếng hiện nay đồng thời là thống đốc của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, đã vạch ra vấn đề rộng hơn. Theo gótkhủng hoảng tài chính 2007-2008, tư bản tràn ngập thị trường các nước mới nổi,một phần vì các nền kinh tế đó thiếu các vấn đề của các nước phát triển. Một phầnnữa là vì các ngân hàng trung ương ở nước giàu đã cắt giảm lãi suất đến mức nhàđầu tư đi ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Khi dòng tiền chảy ngượctrở lại thì các đồng tiền của kinh tế mới nổi lại gặp vấn đề. Điều đó khiến cácnước này gặp mâu thuẫn: để mặc cho tỉ giá xuống thấp và chịu rủi ro lạm pháthay tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền và chịu rủi ro suy thoái. “Mỹ nên lolắng về ảnh hưởng quốc tế của chính sách nước mình,” ông Rajan nói.

Xem xét hành vi của thị trường mấy tuần gần đây, nhiều nhà đầutư đã bị chìm ngập trong lo âu: liệu khó khăn của các thị trường mới nổi có lâylan sang các nước phát triển không? Các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Macquarieđã chỉ ra năm nước có mức mất giá tiền tệ lớn nhất (Argentina, Brazil, Ấn Độ,Nga và Thổ Nhĩ Kỳ) chiếm 12% kinh tế toàn cầu. Khoảng 18% lợi nhuận doanh nghiệpcủa châu Âu đến từ các nền kinh tế mới nổi, theo Goldman Sachs, và tỉ lệ đó lênđến 24% ở Anh và 31% ở Thụy Sĩ.

Các công ty của S&P 500 có 15% lợi nhuận đến từ các thịtrường mới nổi. Cho tới nay thì vẫn chưa có dấu hiệu rắc rối trong kết quả hoạtđộng doanh nghiệp. Bank of America Merrill Lynch ước tính, hầu hết các côngty Mỹ đã vượt mức doanh thu ước tính của quý tư như thông lệ. Với 70% các côngty của S&P500 đã báo cáo thì doanh thu trên cổ phiếu đang tăng ở mức 7%/năm.

Nhưng trên phố Wall, không có nhiều cơ hội để mắc sai lầm. Tỉ suất lợi nhuậntrên GDP đang ở gần mức đỉnh sau chiến tranh, tuy nhiên giá cổ phiếu có vẻ đắt đỏ.

Tin xấu cho cổ phiếu lại là tin tốt cho trái phiếu chính phủ,ngay cả khi Fed mua ít trái phiếu chính phủ và chứng khoán thế chấp hơn. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm đã giảm từ 3% đầu nămxuống còn 2,59% hôm 3/2. Lợi tức trái phiếu chính phủ Đức kì hạn 10 năm rơi từ mức 1,94%xuống còn 1%, bằng 56% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhà đầu tư có thể đã quá lạc quan vào thị trường cổ phiếu trong thời điểm cuối năm 2013, nhưng lại quá bi quan về trái phiếu, với tình trạng lạmphát năm nay thấp hơn năm trước như tại Mỹ, Anh và khu vực eurozone. Chỉ số hàng hóacủa The Economist đã giảm 13,9% trong năm trước. Đồng - mặt hàng vốn cho là đặcbiệt nhạy cảm với điều kiện kinh tế, đã giảm giá 15%.

Chao đảo trên thị trường tài chính từ đầu năm tới nay cóthể được giải thích là điều chỉnh đúng lúc với cái nhìn quá lạc quan của nhà đầutư. Để vụ bán tháo biến thành chuyện nghiêm trọng hơn có lẽ phải cần đến bằngchứng rõ ràng về sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế. Điều này phải diễn ra hoặc làở Trung Quốc, hoặc là ở các nước phát triển, nếu không thì cần tới giảm đáng kểlợi nhuận tập đoàn.

Nguồn Economist/Dân Việt


Sự kiện