Chủ Nhật | 12/05/2013 11:01

Quyền lực phố Wall quay về cùng sự thống trị trở lại của ngân hàng đầu tư

Cùng với sự hồi sinh sức mạnh của phố Wall, một lần nữa các ngân hàng đầu tư của Mỹ lại chi phối nền tài chính toàn cầu.
Phố Wall đang xuyên thủng một loạt kỷ lục tuần qua. Dow Jones vượt qua 15.000 điểm và liên tiếp vượt ngưỡng.
Phố Wall xuyên thủng một loạt kỷ lục tuần qua. Dow Jones vượt 15.000 điểm và liên tiếp vượt ngưỡng.
Thị trường giá lên“Bull Market”

"Wall Street đang bay từ kỷ lục này đến kỷ lụckhác", diễn giả tài chính trên kênh truyền hình CNBC đã ca ngợi như vậytrong buổi lên hình tối thứ 3. Từ Dow Jones, đà tăng tiếp tục lan truyền đếncác các chỉ số chứng khoán khác của Mỹ, chẳng hạn S&P 500 cũng lập kỷ lục mớivới hơn 1.600 điểm và Nasdaq vượt ngưỡng 3.400 điểm. Chỉ riêng từ đầu năm đếnnay, Dow Jones đã tăng hơn 15%, trong khi cả năm 2012 chỉ phục hồi 7,3%.

Lịch sử hơn một thế kỷ của thị trường chứng khoán Mỹ từngghi nhận những dấu mốc quan trọng. Bong bóng dotcom vào đầu những năm 2000, hayđêm trước của khủng hoảng tài chính năm 2008 gây ra bởi sự cho vay và thế chấpdưới chuẩn đã xuyên thủng thị trường tài chính bằng các vòng xoáy đi xuống. Haycó thể là sự kiện trong vài tuần gần đây, chỉ số Dow Jones tăng với tốc độ chưatừng có, vượt 14.000 điểm trong tháng 2, vượt 14.500 điểm trong tháng 3. Cho đếnnay, chỉ số này đã tăng hơn gấp đôi kể từ mức thấp vào tháng 3 năm 2009.

Tính đến cuối tuần này, ngày 10/5 Down Jone đã tăng hơn gấp đôi so với đáy hồi tháng 3/2009. (Nguồn: Bloomberg).

Các nhà đầu tư đã chứng kiến con số tăng chóng mặt trong ngày 7/5 vừa qua, chỉsố Dow Jones lần đầu tiên vượt ngưỡng 15.000 điểm ở 15.056,20 điểm. Đến 10/5,Dow Jones tiếp tục lập kỷ lục mới lên 15.118,49 điểm.

Nổi lên bất ngờ như một sự phát triển “vượt Đại Tây Dương”,phố Wall đang chứng kiến hiện tượng giá lên. Nỗi ám ảnh về "bong bóng"một lần nữa lại bắt đầu len lỏi vào tâm trí của các nhà đầu tư.Chính sách tiền tệ“hào phóng”Chính sách tiền tệ “hào phóng” của Fed đang giúp cho phốWall bay cao.

Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể chủ yếu chỉ phụ thuộc vào sựhào phóng trong chính sách tiền tệ của Mỹ. Tháng này qua tháng khác, Cục dự trữliên bang Mỹ (Fed) mua 85 tỷ USD (65 tỷ euro) các tài sản tài chính nhằm đẩydòng tiền vào nền kinh tế giúp cho quá trình phục hồi tăng trưởng và thúc đẩyviệc làm.

Chính sách tiền tệ hào phóng của FED đã giúp doanh nghiệp Mỹ không chỉ trong thời gian khủng hoàng mà cỏn là cả thập kỷ trước đó
Chính sách tiền tệ hào phóng của FED đã giúp doanh nghiệp Mỹ không chỉ trong thời gian khủng hoàng mà cỏn là cả thập kỷ trước đó

Khi làm như vậy, Fed đã thúc đẩy các nhà đầu tư, những ngườikhông ngần ngại chuyển sang tài sản rủi ro như thị trường chứng khoán để có đượclợi nhuận cao hơn. Chủ tịch Fed Ben Bernanke dự kiến sẽ tiếp tục chính sách nớilỏng định lượng.

Phải nói rằng, đối với một châu Âu đang sa lầy trong cuộc khủnghoảng thất nghiệp và nợ công, thì tình hình Mỹ dường như là không đúng thực tế,thậm chí là không phù hợp. Nhất là khi thị trường chứng khoán đạt tốc độ tăngchưa từng thấy.

Theo tính toán của Wall Street Journal chỉ mất vài nghìn phiêngiao dịch để Dow Jones leo lên từ 7.000 đến 15.000 điểm trong 4 năm, nếu trongthập kỷ trước thì phải mất 2.600 ngày.

Nền kinh tế đang hồiphục

Tuy nhiên, sự trở lại của phố Wall không được giải thíchhoàn toàn bởi chính sách nới lỏng của ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư muốntin rằng kinh tế Mỹ đang thực sự trên con đường hồi phục. Bruno Cavalier, kinhtế trưởng của công ty chứng khoán Oddo cho rằng: "Nền kinh tế Mỹ đang tốtlên, với xu hướng tăng trưởng 2%.

Chính sách kinh tế chủ yếu nhằm giải quyết sựmất cân bằng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Trong lĩnh vực tưnhân, các ngân hàng đã nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, giảm nợ cho các hộ giađình. Tuy thâm hụt ngân sách còn cao nhưng sẽ được cải thiện thông qua tăng trưởng".

Phố Wall và ngân hàngđầu tư Mỹ đang trở lại

Cùng với sự trở lại của phố Wall, một lần nữa các ngân hàngđầu tư của Mỹ lại chi phối nền tài chính toàn cầu. Nhưng liệu đây có thực sự làđiều tốt cho nước Mỹ?

Mùa hè lịch sử năm 2008, hàng loạt các ngân hàng đầu tư củaMỹ lâm vào nguy cơ phá sản cùng với sự lao dốc của phố Wall. Lehman Brothers đệđơn xin phá sản, Merrill Lynch rơi vào tay của Bank of America. Tập đoànAmerican International Group (AIG) và Citigroup cũng phải được giải cứu. HankPaulson, thư ký kho bạc Mỹ tại thời điểm đó, từng ghi lại trong hồi ký của mìnhrằng: "Morgan Stanley và Goldman Sachs sẽ là những đế chế tiếp theo bị sụpđổ nếu hệ thống tài chính của họ bốc hơi."

Trong bối cảnh ấy, bên kia bờ Đại Tây Dương các chính trịgia châu Âu đã nhìn thấy điều này như là sự trừng phạt đối với chủ nghĩa tư bảnMỹ. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đổ lỗi cho những người đồng cấp tạiWashington vì không đưa ra cho ngân hàng các quy định và các quỹ dự phòngnghiêm ngặt hơn.

Các ngân hàng châu Âu đã không bỏ lỡ cơ hội để thâu tóm các ngân hàng đầu tư đang thoi thóp của Mỹ
Các ngân hàng châu Âu đã không bỏ lỡ cơ hội để thâu tóm các ngân hàng đầu tư Mỹ đang thoi thóp.
Các ngân hàng châu Âu nhìn thấy rõ cơ hội trong cuộc khủnghoảng này, để chiếm lĩnh vị thế thống trị nền tài chính quốc tế sau sự sụp đổ củahàng loạt ngân hàng đầu tư của Mỹ. Barclays nhanh chóng thâu tóm LehmanBrothers vào năm 2008 sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Bob Diamond,người đứng đầu ngân hàng Barclays đã lấy đi “quả tim” ra khỏi “lồng ngực đangthoi thóp” của Lehman Brothers bằng cách mua bộ phận ngân hàng đầu tư chỉ với sốtiền 1,75 tỷ USD. Bob Diamond gọi đó là "một cơ hội tuyệt vời" để xâmnhập vào thị trường Mỹ.

Các ngân hàng đến từ châu Âu tận dụng cơ hội trong khủng hoảngnăm 2008 để thâu tóm các ngân hàng đầu tư đang thoi thóp của Mỹ.

Ngân hàng Deutsche Bank, người khổng lồ đến từ Đức cũng tậndụng cơ hội để giành lấy thị phần từ các đối thủ Mỹ. Sự thống trị từ lâu củacác định chế tài chính Mỹ trên thị trường vốn toàn cầu trong phút chốc phải điđến một kết thúc đột ngột.

Câu chuyện rẽ sang hướng khác sau gần 5 năm. Các ngân hàngchâu Âu đã tỏ ra mệt mỏi và ngược lại phố Wall Street lại đang hồi sinh. Haingân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ là UBS và Credit Suisse, phát triển nhanh chóngtrước cuộc khủng hoảng, nhưng vẫn đang giảm lượng tài sản. Ngân hàng Hoàng giaScotland, chỉ trong một thời gian ngắn đã gia nhập hàng ngũ của 10 ngân hàng đầutư lớn nhất thế giới, nhưng vẫn còn là bộ phận phục vụ cho chính phủ Anh.

Thị phần của các ngân hàng châu Âu trên thị trường ngân hàngđầu tư đã giảm mạnh kể từ cuộc khủng hoảng, khi mà nhiều lợi ích đã chảy về phốWall. JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Citigroup tạo ra lượng doanh thu tươngđương một phần ba của toàn ngành công nghiệp.

Hai ngân hàng châu Âu là Barclays và Deutsche Bank đã cùngnhau chia sẻ nhiều lợi nhuận có được từ cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, hai ngânhàng này đều đang phải đối mặt với các quy định mang tính thù địch cả trong vàngoài nước mà dường như có khả năng giáng một đòn mạnh vào tham vọng toàn cầu củahọ. Mặc dù ngân hàng HSBC đã tăng đáng kể thị phần trên thị trường ngân hàng đầutư nhưng vẫn còn bị bỏ khá xa phía saunhững “người khổng lồ” phố Wall.

Điều người Mỹ làmđúng

Các ngành công nghiệp vốn làm nên sức mạnh của phố Walltrong nửa thập kỷ trước, giờ đây điều đó đã thay đổi. Doanh thu ngành công nghiệptrên toàn cầu đã giảm khoảng 100 tỷ USD, tương đương giảm gần một phần ba. Việclàm và tiền lương đều giảm. Yêu cầu vốn cao hơn và các quy định khác, bao gồm cảđạo luật Dodd-Frank vô lý phức tạp của Mỹ(đến nay vẫn chưa hoàn thành), có khảnăng làm xói mòn lợi nhuận của ngành công nghiệp.

Đối với các ngân hàng Mỹ đã từng bị “tổn thương” nhưng đượcxử lý nhanh chóng hơn. Các nhà chức trách Mỹ đã hành động vô cùng mau lẹ, làmcho các ngân hàng công khai các khoản nợ xấu và huy động thêm vốn. Với các ngânhàng không muốn hoặc không thể như Goldman, xác nhận rằng dù họ không cần nhưngvẫn bắt buộc phải huy động thêm vốn. Kết quả là các ngân hàng lớn của Mỹ đã cóthể thu về lợi nhuận, trả lại các khoản vay cho chính phủ và hỗ trợ tín dụngtrong nền kinh tế. Điều này đã giúp việc ngân hàng Mỹ đang đóng góp ngày càng lớnvào sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới.

Cùng phố Wall, cácngân hàng đầu tư Mỹ cũng đang trở lại

Trường hợp của các ngân hàng châu Âu thì ngược lại, họ vẫnđang tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán và mang những bước đi nặng nề, chậmchạp với nguồn vốn thiếu hụt. Citigroup đã thông qua các khoản cho vay trị giá143 tỷ USD, trong khi không có bất kì ngân hàng nào trong khu vực đồng euro códự trữ hơn 30 tỷ USD. Ngân hàng Deutsche Bank từng khẳng định không cần thêm vốncổ phần nhưng cuối cùng đã phải đối mặt với thực tế và nâng vốn lên gần 3 tỷeuro (4 tỷ USD).

Năm năm trôi qua kể từ mùa hè “khiếp sợ” năm 2008, các ngânhàng lớn của Mỹ đang trở lại và đó là một điều tốt. Nhưng vẫn có những điều cóthể làm cho phố Wall an toàn hơn, tránh những sự cố vỡ bong bóng đã từng được lịchsử ghi lại.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện