Thứ Bảy | 31/08/2013 14:48

Quốc tế phản đối ý định can thiệp quân sự vào Syria của Mỹ

Tổng thống Venezuela khẳng định Mỹ không có bất cứ lý do gì để biện minh cho việc tấn công quân sự vào Syria.
Bất chấp việc Anh gần như đã rút lui khỏi kế hoạch can thiệp quânsự vào Syria, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn bày tỏ quyết tâmtấn công Damascus. Tuy nhiên, động thái của hai cường quốc này đã vấp phải sự phản đối của cộngđồng quốc tế, trong đó có cả những đồng minh của Mỹ và Pháp.

Ngày 30/8, trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Thế giới "Le Monde", Tổngthống Pháp Hollande khẳng định, việc Quốc hội Anh phản đối hành động quân sự chống Syria sẽ khôngảnh hưởng tới ý định của Pháp trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad với cáo buộctấn công dân thường bằng vũ khí hóa học.

Ông cho biết, Pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của mìnhtrong việc can thiệp vào Syria, đồng thời dự đoán rằng cuộc tấn công quân sự nhằm vào Damascus cóthể diễn ra trước ngày 4/9 tới.

Tương tự, Mỹ cũng giữ thái độ cứng rắn trong việc can thiệp quân sựvào Syria. Tổng thống Obama vừa xác nhận, ông đang cân nhắc một hành động "có quy mô hạn chế" saukhi tình báo Mỹ khẳng định vụ tấn công bằng vũ khí hoá học của Syria vào tuần trước đã khiến hơn1.400 thường dân thiệt mạng.

Phát biểu tại cuộc gặp với các nguyên thủ của Lithuania, Latvia vàEstonia tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nhấn mạnh, nếu cần thiết, Mỹ có thể đơn phương tấn côngSyria để duy trì cái gọi là "tiêu chuẩn quốc tế đối với việc sử dụng vũ khí hóa học".

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, theo thông tin tìnhbáo, chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công nhằm vào dân thường ở ngoại ô Damascuskhiến 1.429 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 426 trẻ em. Ngoại trưởng Mỹ nói rằng, bản báo cáođã thu thâp những bằng chứng từ hàng ngàn nguồn khác nhau và tình báo Mỹ có những bằng chứng tincậy rằng chế độ Syria phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.

Phản ứng những cáo buộc của Mỹ, ngày 31/8, chính quyền Syria đã gọibản báo cáo của tình báo Mỹ là "hoàn toàn bịa đặt." Phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn BộNgoại giao Syria nêu rõ: "Ông Kerry phụ thuộc vào những câu chuyện cũmànhững kẻ khủngbốtung ra hơnmột tuần trước đây, trong đó gồm toàn những lời bịa đặt và dối trá. BộNgoại giao Syria thực sự ngạc nhiên khi một quốc gia lớn như Mỹ lại có thể hồ đồ dựatrên bằng bằng chứng không tồn tại. Thật khôi hài khi Mỹ hoạch định chính sách liên quan tới chiếntranh và hòa bình dựa vào mạng xã hội và những trang web trên internet".

Trước đó, ngày 30/8, Bộ trưởng Quốc phòng Syria Jasem al-Freij cũngcáo buộc những kẻ "khủng bố" đã cố tình sử dụng vũ khí hóa học, sát hại phụ nữ và trẻ em vôtội nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các nước phương Tây, đánh lừa dư luận và biện minh cho các tội áccủa chúng.

Trong khi đó, bất chấp lời kêu gọi của phía Mỹ nhằm lôi kéo cácđồng minh tham gia chiến dịch quân sự chống lại Syria, ngày 30/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyênbố, cần tìm ra giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria.

Trả lời câu hỏi bà mong đợi gì khi thảo luận với các nhà lãnh đạothế giới tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sắp diễn ra tạiSaint Peteburg của Nga, Thủ tướng Merkelnói: "Nếu chúng tôi có các cuộc thảo luận bên lề hộinghị thì chúng tôi chắc chắn sẽ thảo luận song phương về tình hình Syria. Đây là chủ đề khiến dưluận rất quan tâm vào lúc này, và Syria có thể là nơi xảy ra thảm cảnh khi trẻ em trở thành nạnnhân của các vụ tấn công. Chúng tôi tin rằng, cần phải có một giải pháp chính trị kết thúc cuộcchiến tranh này".

Về phần mình, Nga đã lên tiếng phản đối mọi nghị quyết của Hội đồngBảo an Liên Hợp Quốc cho phép tấn công quân sự nhằm vào chính quyền Syria. Thứ trưởng Ngoại giaoNga Gennady Gatilov ngày 30/8 nhấn mạnh: "Nga phản đối mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên HợpQuốc có thể mở đường cho việc sử dụng vũ lực hay bất kỳ nghị quyết nào có thể bị lợi dụng để canthiệp quân sự vào Syria".

Trong một tuyên bố, Tổng thống Venezuela Maduro cho rằng, sẽ làkhông công bằng nếu Mỹ tấn công Syria. Theo Tổng thống Maduro, Mỹ không thể biện minh cho hành độngxâm lược của mình nếu tấn công Syria.

Ông Maduro nhấn mạnh: "Chúng tôi yêu cầu ông Obama tránh xa mộtcuộc tấn công nhằm vào Syria, không có gì biện minh cho một cuộc tấn công quân sự chống lại ngườidân Syria, cũng như không có gì biện minh cho cuộc xâm lược và tàn phá Iraq, gây ra cái chết cho cảmột triệu người mà không bị trừng phạt".

Trong bối cảnh ý định tấn công quân sự của phương Tây nhằm vàoSyria còn chưa rõ ràng, người dân Syria đã có những chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra nay mai.Tại các cửa hàng ở thủ đô Damascus, bánh mì, các thực phẩm khô, đóng hộp cháy hàng. Nước uống đóngchai và pin cũng là sản phẩm được tìm mua số lượng lớn. Nhiều người đã rời bỏ nhà cửa đi lánhnạn.

Không chỉ có Syria, các quốc gia láng giềng như Israel và Thổ NhĩKỳ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp Mỹ tấn công Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt quân đội trongtình trạng sẵn sàng, trong khi đó Israel đã huy động quân dự bị và củng cố hệ thống phòng thủ để đềphòng tên lửa từ Syria và Lebanon tấn công nước này.

Nguồn VOV News


Sự kiện