Trang Lê Thứ Hai | 28/01/2019 09:57

Quốc gia nào giữ vị trí số 1 trong ngành đóng tàu thế giới?

Hiệp hội ngành đóng tàu quốc gia Trung Quốc mới cho biết nước này vẫn giữ vững vị trí đứng đầu trong lĩnh vực đóng tàu toàn cầu năm 2018.

Cụ thể, số tàu mà các công ty của Trung Quốc đóng được trong năm 2018 chiếm 43,2% tổng số tàu được đóng mới trên thế giới, tăng so với tỷ trọng 41,9% được ghi nhận năm 2017, qua đó củng cố vị trí dẫn đầu của nước này trong lĩnh vực đóng tàu toàn cầu.

Cũng trong năm 2018, Trung Quốc nhận được 43,9% lượng đơn đặt hàng mới và đang nắm giữ 42,8% số đơn đang thực hiện trên toàn cầu. 

Từ những năm 1950 đến đầu thế kỷ 21, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đứng đầu trong ba chỉ số nêu trên, nhưng năm 2010, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc để vươn lên vị trí đầu bảng. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ giảm tốc, ngành đóng tàu thế giới đang đối mặt với tình hình không mấy khả quan, với sự cạnh tranh khốc liệt trong lúc lợi nhuận giảm sút, và các doanh nghiệp Trung Quốc không phải là ngoại lệ. 

Chính vì vậy, Hiệp hội ngành đóng tàu Trung Quốc cho rằng lĩnh vực đóng tàu nước này cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh và sinh lời.

Theo tổ chức này, các công ty đóng tàu Trung Quốc nên nắm bắt cơ hội từ xu hướng mở cửa hơn nữa của ngành này, tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để đạt được những đột phá về mặt công nghệ, cũng như dốc sức vào việc phát triển các loại tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng. 

Quoc gia nao giu vi tri so 1 trong nganh dong tau the gioi?
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đứng đầu trong ba chỉ số nêu trên, nhưng năm 2010, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc để vươn lên vị trí đầu bảng.

Ngoại thương đang bùng nổ, đầu tư ồ ạt của nhà nước và chi phí lao động thấp, Trung Quốc đang trên đường trở thành nước đóng tàu lớn nhất thế giới. Sức mạnh trên biển đang tăng lên của nước này sẽ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.
 
Đóng tàu được coi là chìa khoá để mở rộng tầm với ra toàn cầu của Trung Quốc. Đầu tư lớn của nhà nước, cộng với nguồn nhân lực rẻ (chi phí chỉ bằng 1/5 ở Nhật Bản) và có kỹ năng trong đóng tàu mang lại cho Trung Quốc lợi thế cạnh tranh lớn. Theo các xu hướng hiện tại, các chuyên gia trong ngành công nghiệp này tin rằng Trung Quốc sẽ là nước đóng tàu lớn nhất thế giới trong hai thập kỷ tới. Và thực tế là Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển ngành đóng tàu vì đóng tàu không chỉ là một chất xúc tác cho công cuộc hiện đại hoá công nghiệp Trung Quốc và tạo việc làm, mà còn là một bước đệm chủ chốt trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm trở thành một cường quốc biển.

Nhìn chung, trong một thời gian dài, ngành công nghiệp đóng tàu các nước được các Chính phủ coi là ngành mũi nhọn mang tính chiến lược, nhạy cảm nên bị đóng cửa đối với bên nước ngoài. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã thay đổi ngành này và ngày càng xuất hiện nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia, không loại trừ cả các hợp đồng hợp tác kỹ thuật, công nghệ giữa các nhà sản xuất. Các hợp tác này bao gồm đủ các lĩnh vực: từ công nghệ vỏ, động cơ, phương tiện liên lạc đến việc trang bị sinh hoạt thiết yếu cho thủy thủ đoàn. Cao hơn nữa là mua bán giấy phép sản xuất, chuyển giao công nghệ đóng tàu hoàn chỉnh. Đây là xu thế tất yếu để giảm chi phí đóng tàu, tăng lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, công nghệ động cơ và các nghi khí hàng hải tinh xảo, độ ồn và tiêu phí năng lượng thấp, đặc biệt để dùng cho tàu chuyên dụng vẫn mãi là độc quyền của các nhà sản xuất, các cường quốc sản xuất tàu thủy trước đây.