Hàn Quốc, nơi có nhiều người chơi game và tổ chức các giải thể thao điện tử ưu tú, cũng giành được vị trí trong Top 5 và thậm chí đứng thứ ba vào năm 2022. Ảnh: m2comms.
Quốc gia chơi game nhiều nhất thế giới
Diễn ra từ ngày 23/8 đến ngày 27/8, Gamescom năm nay đã một lần nữa trở thành hội chợ thương mại trò chơi điện tử lớn nhất thế giới với hơn 300.000 khách tham quan và 1.200 nhà triển lãm. Như biểu đồ bên dưới cho thấy, mặc dù Đức là một thị trường trò chơi điện tử quan trọng, tạo ra khoảng 10 tỉ Euro nhờ doanh số bán game, phần cứng và dịch vụ trực tuyến vào năm 2022, nhưng Top 5 quốc gia có số người dùng cao nhất trong lĩnh vực trò chơi lại là các thị trường khác.
Theo ước tính từ Dự báo thị trường kỹ thuật số Statista, Nhật Bản liên tục đứng đầu hoặc thứ hai về tỉ lệ dân số được coi là "game thủ". Tỉ lệ 53% vào năm 2017 và 58% vào năm 2022 đã giúp Nhật Bản đứng đầu trong cả hai năm. Hàn Quốc, nơi có nhiều người chơi game và tổ chức các giải thể thao điện tử ưu tú, cũng giành được vị trí trong Top 5 và thậm chí đứng thứ ba vào năm 2022.
Trong tương lai, Vương quốc Anh rất có thể sẽ vượt qua Nhật Bản về tỉ lệ người dùng (trong mảng game) trên tổng dân số. Đến năm 2027, 70% cư dân Vương quốc Anh dự kiến sẽ đủ điều kiện trở thành game thủ, phản ánh tầm quan trọng của thị trường. Trong bảng xếp hạng của Newzoo, quốc gia này đứng thứ sáu với doanh thu từ mảng game ước tính đạt 5,7 tỉ USD vào năm 2022.
Nhìn chung, trò chơi điện tử đã trở thành phân khúc truyền thông sinh lợi nhất xét về doanh thu trong vài năm qua. Tuy nhiên, theo ước tính của Newzoo, năm 2022 chứng kiến quy mô thị trường đạt khoảng 182 tỉ USD, với 92 tỉ USD được tạo ra chỉ nhờ game trên thiết bị di động. Để so sánh, doanh thu từ ngành công nghiệp âm nhạc và điện ảnh đạt 25,9 tỉ USD và 21,3 tỉ USD vào năm 2021, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến như Netflix và Disney+ tạo ra doanh thu ước tính 62 tỉ USD vào năm 2020.
Có thể bạn quan tâm:
Nền lương thực toàn cầu gặp khó khăn dồn dập
Nguồn Statista