Thứ Sáu | 03/08/2012 15:49

Quảng Đông không còn là động lực tăng trưởng của Trung Quốc

Sự chậm của kinh tế Quảng Đông đang tác động mạnh mẽ lên người lao động nhập cư, buộc họ phải dời sang các khu vực khác để kiếm việc làm.
Quảng Đông từ lâu vốn nổi tiếng là một trong những động lực tăng trưởng cho kinh tế Trung Quốc kể từ khi các rào cản thị trường được dỡ bỏ vào năm 1978. Tuy nhiên, kể từ khi kinh tế toàn cầu suy giảm, nhu cầu xuất khẩu sút kém, Quảng Đông lại trở thàn một trong những khu vực tăng trưởng chậm nhất Trung Quốc.

Hệ quả là, những người lao động buộc phải di chuyển tới những khu vực miền Trung và Tây Trung Quốc thịnh vượng hơn để tìm kiếm việc làm.

Tại trung tâm công nghiệp Đông Quan của Quảng Đông, các nhà máy bị bỏ hoang trong khi các ký túc xá dành cho công nhân cũng vắng bóng người.

Chuyên gia về nhân lực Liao Ping của công ty sản xuất giầy Luyang Shoes cho biết hiện tại người lao động không muốn quay trở lại Quảng Đông làm việc. Điều đó khiến công việc tìm kiếm nguồn lao động cho doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. "Đôi khi tôi nhận được hai đơn xin việc trong một ngày, song hầu hết là không có. Việc thuyết phục thành công một người chấp nhận làm việc ở Quảng Đông giống như thắng sổ xố vậy", ông Ping nói.

Nhà quản lý tại cơ quan lao động  Lixiang Human Resources, Chen Jian, cho biết: "Năm 2012 là năm đặc biệt nghiêm trọng khi lượng lao động nhập cư tại Quảng Đông chỉ còn 1/3 so với trước kia". Ông Chen cũng cho biết tình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề quan trọng hàng đầu tại đây.

Tình trạng thiếu nguồn lao động đang đẩy chi phí nhân công cao hơn so với bình thường và những nhà máy nhỏ và các doanh nghiệp có số lượng lao động đông đảo là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Quá trình mở rộng phát triển của Quảng Đông bắt đầu chậm lại kể từ năm 1989, khi các ngành công nghiệp như đồ chơi, giày dép và dệt may bắt đầu chuyển sản xuất sang các khu vực trung tâm đất nước hoặc ra nước ngoài. Trong khi đó, các chính sách tăng giá trị lao động và dịch vụ vẫn chưa được hoàn thiện.

Nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Quảng Đông, ông Cheng Jiansan nhận định: "Quá trình nâng cấp kinh tế của Quảng Đông đã không diễn ra một cách trơn tru, song cách giải quyết duy nhất là phải tiến lên phía trước".

Hiện tại, tốc độ tăng trưởng trung bình của Quảng Đông là 7,4%, thua xa so với mức tăng trưởng 23% trong thập niên 1990, khi các dòng vốn khổng lồ từ Đài Loan và Hong Kong đổ vào các khu công nghiệp tại đây. Ngoài ra, sự tăng trưởng của các khu công nghiệp cũng thu hút hàng triệu công nhân tới Quảng Đông tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, khu công nghiệp Đông Quan chỉ tăng trưởng 1,3% trong quý I năm nay.

Quảng Đông cũng là tỉnh có tốc độ mở rộng chậm thứ hai trong số các tỉnh và thành phố Trung Quốc. Hiện Quảng Đông chỉ xếp trên Bắc Kinh và Thượng Hải, hai khu vực có tốc độ tăng trưởng 7,2%.

Theo nhà kinh tế kiêm giám đốc của công ty Silk Road Associates, Ben Simpfendorfer, lối thoát hiện tại giúp Quảng Đông giải quyết tình trạng trước mắtcũng như có được động cơ tăng trưởng trong tương lai, đó là trở thành trung tâm dịch vụ cho miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.

Nguồn Bloomberg/Khampha


Sự kiện