Quan hệ Nhật - Mỹ với chuyến thăm đền Yasukuni
Với chuyến thăm đền Yasukuni của thủ tướng Nhật Bản, phản ứngcủa Mỹ thuộc vào diện không lường trước. Chính phủ ông Abe đã tính rằng quan hệhai bên sẽ không có vấn đề vì Mỹ vốn đang dựa vào Nhật trong quá trình chuyểntrục châu Á.Cụthể là Mỹ cần Nhật cho việc hoàn thành hiệp định thương mại tự do xuyên TháiBình Dương cũng như việc mở rộng căn cứquân sự ở Okinawa.
Thủ tướng Abe ngày thứ năm 26/12 tiến hành chuyến thăm đềnYasukuni có thờ các liệt sĩ Nhật Bản trong đó có các nhân vật bị kết tội tội phạmchiến tranh sau Thế Chiến 2. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhậttrong bảy năm, do ngôi đền nay thu hút nhiều căm phẫn của các nước láng giềngNhật Bản.
Sau chuyến thăm Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo đưa thông báo “Hoa Kỳthất vọng về việc giới lãnh đạo Nhật Bản đã thực hiện hành động làm tăng cườngcăng thẳng với các nước láng giềng”. Đây là một sự phê bình rất hiếm hoi của Mỹdành cho đồng minh lâu năm ở Đông Á.
Tối thứ năm 26/12 Ngoại trưởng Fumio Kishida đã gọi điện choĐại sứ Mỹ tại Nhật bà Caroline Kennedy, đang đi nghỉ, để giải thích “ý định” củaông Abe về chuyến thăm này, theo chính phủ Nhật cho biết.
Hành động làm nónglên căng thẳng khu vực
Chuyến viếng thăm đền Yasukuni đã được biết trước là sẽ gâycăng thẳng với các nước láng giềng của Nhật. Ngôi đền này đại diện cho quá khứquân phiệt của Nhật thời Thế Chiến 2, với 14 người được thờ trong này đã bị kếttội tội phạm chiến tranh. Một trong số đó là Hideki Tojo, thủ tướng Nhật tronghầu hết thời kỳ chiến tranh. Nó là địa điểm đặc biệt nhậy cảm trong quan hệ Nhật-Trungvà Nhật-Hàn.
Chuyến thăm chính thức cuối cùng của người đứng đầu Nhật Bảntừ 7 năm trước của Thủ tướng Koizumi. Nó khiến quan hệ Nhật Trung lạnh giá, vàchỉ ấm lên trở lại sau hội nghị thượng đỉnh của ông Abe lên thay, tổ chức vớiTrung Quốc. Nhiệm kỳ đầu ông Abe cũng không đến thăm đền, cũng như các thủ tướngsau ông trong 7 năm qua.
Sau chuyến thăm, phản ứng của Hàn Quốc và Trung Quốc là rấtnhanh chóng, nhưng cũng đã được dự đoán trước. Hàn Quốc coi “đây là đòn cuốicùng vào nỗ lực cải thiện quan hệ Hàn Quốc Nhật Bản”. Trung Quốc nói “Nhật Bảnsẽ phải chịu mọi trách nhiệm từ việc này”.
Phản ứng của Mỹ khôngphải là hoàn toàn bất ngờ
Tuy Hoa Kỳ luôn hậu thuẫn Nhật Bản trong các tranh chấpchính trị ngoại giao vừa qua, họ vẫn thúc đẩy các nước láng giềng Đông Á hàn gắnquan hệ. Dù là trong tranh chấp lãnh thổ hay khác biệt về quan điểm lịch sử thời chiến.
Chính sách chuyển trục về châu Á của Hoa Kỳ khiến họ phải giảiquyết thách thức về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như cáccăng thẳng khu vực.
Trong chuyến thăm Tokyo tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Bộtrưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đến thăm Nghĩa trang Quốc gia Chidorigafuchidành cho liệt sĩ vô danh Nhật Bản. Đó là thông điệp gửi tới ông Abe là không nhấtthiết phải tới thăm Yasukuni.
Chiến lược của Hoa Kỳở khu vực Đông Á
Chuyến thăm Yasukuni có thể làm thay đổi chính sách củachính quyền Obama. Chiến lược của Hoa Kỳ là thắt chặt quan hệ Tokyo-Seoul để kiềmchế sức mạnh quân sự-kinh tế đang tăng lên của Trung Quốc. Đó là điểm chính củachuyến thăm châu Á tháng này của Phó tổng thống Joe Biden. Nhưng chuyến viếng đềnsẽ làm Hàn Quốc nổi giận.
Trong lúc này Nhật và Mỹ đang có kế hoạch mở rộng căn cứ línhthủy đánh bộ ở Okinawa.
Hành động thiết lập khu phòng không ở Hoa Đông và dương oailuyện tàu chiến ở biển Đông của Trung Quốc tháng 11, 12 khiến một số nước ĐôngNam Á đã chấp nhận viện trợ và hợp tác quân sự của Mỹ, điển hình làPhilippines.
Mâu thuẫn về ngân sách trong quốc hội Mỹ khiến tổng thốngObama không thể đi thăm châu Á cuối năm 2003. Thay vào đó là Bộ trưởng Quốcphòng Chuck Hagel đã đi thăm Đông Á và các nước Đông Nam Á cùng Ngoại trưởngKerry. Riêng ông Kerry còn một lần trở lại khu vực vào tháng 12 sau khi siêubão Haiyan đã quét qua Philippines.
Sau đợt lỡ hẹn tháng 10 năm 2013 của tổng thống Obama, chuyếnthăm của phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đóng vai trò quan trọng khi biển Hoa Đôngdậy sóng.
Tổng thống Obama sẽ có chuyến thăm châu Á vào tháng 4/2014.Nhưng những mục đích cho chuyến thăm của ông Obama sẽ bị ảnh hưởng lớn từ hệ quảcủa đợt thăm đền này lên quan hệ khu vực.
Nguồn WSJ/Dân Việt