Thứ Bảy | 21/12/2013 08:10

Quá trình tiến tới Liên minh ngân hàng của EU tồn tại nhiều tranh cãi

Các cựu lãnh đạo ngân hàng ECB cho biết việc tạo ra một liên minh mới cho các ngân hàng châu Âu là vấn đề chính của cuộc đàm phán tại Bỉ.

Trong tuần này, các nhàlãnh đạo của liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận quan trọng về cơ chế đóngcửa các ngân hàng yếu kém của khu vực Eurozone, được gọi là Cơ chế giải quyếtchung (SRM). Đồng thời hội nghị cũng thống nhất quyền giám sát các ngân hàng củaNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và bảo hiểm tiền gửi trên toàn khu vựcEurozone, tạo nên một “Liên minh ngân hàng”.

“Khái niệm về Liên minhngân hàng nhằm tách ngân hàng ra khỏi nhà nước”, ông Jean-Claude Trichet, cựu chủtịch ECB nhận định. “Tôi hi vọng mục tiêu liên minh này sẽ đạt được, mặc dù nóvẫn đang trong giai đoạn thỏa thuận.”

Một trong những vấn đềquan trọng mà liên minh châu Âu đã đi đến thống nhất là thành lập quỹ cứu trợtrị giá 55 tỷ USD. Tuy nhiên quỹ này sẽ chỉ hoạt động vào năm 2026, khiến mọingười băn khoăn về việc điều gì sẽ xảy ra nếu như một ngân hàng sụp đổ trước thờiđiểm này.

ECB sẽ đảm nhiệm vaitrò giám sát các ngân hàng trong khu vực Eurozone. Đầu tiên, các ngân hàng sẽ bịđánh giá lại bảng cân đối của họ trong năm tới. Có những lo ngại về việc một sốtổ chức yếu kém có thể bị đánh trượt trong cuộc kiểm tra áp lực này.

“Tôi không nghĩ vấn đềlà ở cuộc kiểm tra sẽ khắt khe hay không khắt khe. Các ngân hàng đều phải đượckiểm tra toàn diện, trên cơ sở công bằng và tính đến tất cả những rủi ro có thểgặp. Tôi tin đó là việc ECB cần phải làm”, ông Trichet cho biết.

Kế hoạch về một Liênminh ngân hàng được đưa ra từ sau cuộc khủng hoảng nợ của khu vực Eurozone, khiếncác ngân hàng yếu đi và nợ quốc gia tăng cao. Từ cuối năm 2011, ECB đã bơm hơn1.000 tỷ EUR cho vay giá rẻ vào hệ thống ngân hàng, được biết đến như là LTROs,và mua không giới hạn trái phiếu của các nước đang gặp khó khăn. Tất cả nhữngchính sách đó là nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư vào khu vựcEurozone. Chủ tịch Mario Draghi đã tuyên bố sẽ làm “bất cứ điều gì” để cứu đồngEUR.

Vào thứ 6 (20/12), Tổchức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) đã hạ xếp hạng tín dụngdài hạn của châu Âu từ AAA xuống AA+, do nững lo ngại về cuộc đàm phán ngânsách còn tồn tại nhiều tranh cãi.


Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện