Thứ Bảy | 07/07/2012 09:05

Quá nhiều tỷ phú sẽ khiến kinh tế trì trệ?

Danh sách các tỷ phú không chỉ cho biết về ai đang giàu lên, ai đang nghèo đi, mà còn có thể phản ánh kinh tế một quốc gia.
Ruchir Sharma, trưởng bộ phận các thị trường mới nổi của Morgan Stanley đã phát triển mô hình sử dụng danh sách các tỷ phú để đánh giá tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh quốc gia. Theo mô hình này, thay đổi trong danh sách, mức độ và nguồn tạo nên sự giàu có của các tỷ phú, có thể phần nào cho thấy vị thế một quốc gia trong kinh tế toàn cầu.

Theo Sharma, nếu một quốc gia tạo ra quá nhiều tỷ phú tương quan với kích cỡ nền kinh tế của mình, sự tập trung của cải này có thể dẫn tới trì trệ.

Lấy một ví dụ với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với tốc độ tăng trưởng thần kỳ thời gian qua và chỉ tiêu danh sách tỷ phú của Trung Quốc cũng khá là lành mạnh . Trong 15 năm qua, Trung Quốc tạo ra số của cải nhiều hơn bất kỳ nước nào, nhưng người giàu nhất Trung Quốc chỉ có khoảng 10 tỷ USD tài sản, thấp hơn nhiều tài sản các tỷ phú của những nền kinh tế nhỏ bé hơn.

Các tỷ phú Trung Quốc không bao giờ tích lũy tàn sản hơn 10 tỷ USD mỗi người, và các vị trí người giàu có nhất không cố định. Thậm chí, có 2 người từng là người giàu nhất Trung Quốc đang trong tù vì tham nhũng. Có vẻ tại Trung Quốc bây giờ, "giàu có thì vẻ vang", nhưng không nên giàu quá. Sharma cho rằng có lý do để tin rằng Bắc Kinh đang thực thi một quy tắc bất thành văn giới hạn tổng tài sản.

Trong khi đó, ở Ấn Độ, Mexico, Nga và Nigeria có những tỷ phú giàu có hơn rất nhiều.

Tại Nga, 100 tỷ phú nắm giữ 20% GDP cả quốc gia (ở Mỹ, tỷ lệ này là 10,6%), và có tới 69 tỷ phú sống ở Matxcơva. Các tỷ phú Nga kiểm soát tổng tài sản gấp đôi các tỷ phú Trung Quốc, mặc dù kinh tế nước này chỉ bằng 1/4 kích cỡ kinh tế Trung Quốc.

Hơn 80% tài sản của giới tài phiệt Nga là từ những ngành công nghiệp phi sản xuất như bất động sản, xây dựng và thương mại.

Trong khi ở Ấn Độ, các cơ đồ hàng tỷ USD lại thường là sản phẩm từ sự ưu đãi của chính phủ. Những người có thế lực ngành công nghệ đang bị thay thế bởi "các ông trùm địa phương đã chấm dứt các hợp đồng với chính phủ để dồn thị trường vào các ngành công nghiệp dựa trên vị trí địa lý như khai mỏ và bất động sản". Sharma cũng cho biết thêm sự chuyển giao giữ các tỷ phú Ấn Độ chậm, không phải dấu hiệu tốt cho nền kinh tế.

Trong khi đó, các tỷ phú Mỹ, có nguồn gốc chính xác là "các dạng công ty sản xuất (Microsoft, Berkshire Hathaway và Walmart)", mà giúp bất kỳ nền kinh tế nào cạnh tranh hơn.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi đầu bài có lẽ là có, nếu những tỷ phú này làm giàu từ những ngành giúp kinh tế đất nước cạnh tranh, đồng thời danh sách tỷ phú quốc gia đó được luân chuyển và cân bằng hợp lý.

Chỉ số tỷ phú của Sharma là một lý thuyết thú vị, nhưng có một nhược điểm là: sự chính xác. Xác định tài sản ròng của một người vô cùng khó, đặc biệt ở các thị trường mới nổi ít minh bạch. Lịch sử từng chứng kiến nhiều trường hợp tài sản các tỷ phú bị đánh giá vượt xa hay quá thấp so với xếp hạng giàu có của họ.

Nguồn CNBC, Washington Post/DVT


Sự kiện