QE3 với Mỹ Latinh: Những tác động trái chiều
Một mặt, khả năng QE3 có thể giúp kinh tế Mỹ thoát khỏi khó khăn có tác động tích cực tới khu vựcbởi vì Mỹ hiện vẫn là nguồn đầu tư và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ Latinh. Nhưng mặt khác,việc đồng nội tệ lên giá và sức cạnh tranh xuất khẩu sụt giảm, thường đi kèm với những lần nới lỏngđịnh lượng trước, vẫn còn nguyên trong tâm trí của các nhà hoạch định chính sách khu vực.
Mặc dù nguy cơ tràn ngập các luồng vốn đổ vào Mỹ Latinh dẫn đến các đồng nội tệ mạnh hơn là cóthực, nhưng người ta có lý do để tin rằng lần này, ảnh hưởng tiêu cực sẽ thấp hơn.
Mục tiêu của nới lỏng định lượng là cung cấp khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thông quaviệc mua các tài sản ngân hàng bằng tiền mới được in.
Tại Mỹ, khi các biện pháp tài chính đã hết và lãi suất không thể hạ thêm nữa, việc nới lỏng địnhlượng có lẽ là công cụ chính sách tiền tệ duy nhất khả thi, bất chấp kết quả không như mong đợi củahai đợt nới lỏng định lượng trước.
Đối với Mỹ Latinh, các đợt nới lỏng định lượng của Mỹ vừa tốt vừa xấu. Việc tăng các luồng vốn saucác quyết định in thêm tiền của Fed đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phục hồi của MỹLatinh sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và bù đắp cho tỷ lệ tiết kiệm trong nướcthấp.
Tuy nhiên, động thái này của Mỹ cũng khiến các đồng nội tệ tăng giá và làm tăng quan ngại về sứccạnh tranh xuất khẩu của các ngành chế tạo trong nước.
Hồi tháng 9/2010, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega đã cáo buộc các nền kinh tế phát triểnbắt đầu một "cuộc chiến tiền tệ".
Mặc dù QE2 được đưa ra sau các luồng vốn đổ vào Mỹ Latinh vài tháng, nhưng chiến lược của Fed đãlàm trầm trọng thêm tình hình, khiến nhiều đồng nội tệ tăng lên mức cao kỷ lục sau khủnghoảng.
Quan ngại này lại xuất hiện khi Fed tiến hành QE3.
QE2 đã từng tạo ra mối đau đầu cho các ngân hàng trung ương tại Mỹ Latinh. Một số ngân hàng đã bắtđầu thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn kinh tế phát triển quá nóng và kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, các cơ quan tiền tệ đã vấp phải tình thế "tiến thoái lưỡng nan", đó là việc hạ lãi suấtđể giảm biên độ rủi ro tín dụng và hạn chế luồng vốn đổ vào sẽ làm tăng lạm phát, trong khi việcthực thi kiểm soát vốn lại bóp méo thị trường.
Hầu hết các nước Mỹ Latinh đã sử dụng các biện pháp truyền thống như trực tiếp mua đồng USD để giảmnhu cầu đối với đồng nội tệ của họ. Ví dụ trong năm 2011, Chile đã mua trữ tới 12 tỷ USD với hyvọng có thể giúp giảm giá đồng peso.
Mặc dù các nhà hoạch định chính sách Mỹ Latinh đang quan ngại rằng QE3 có thể làm tăng sức ép tănggiá đối với các đồng nội tệ, người ta có lý do để tin rằng ảnh hưởng tiêu cực của QE3 sẽ hạn chếhơn so với những lần trước.
Thứ nhất là động thái mới nhất của Fed được đưa ra khi tỷ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế MỹLatinh hầu hết đều chậm lại và họ đang trong tiến trình nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều đó khiếnbiên độ rủi ro tín dụng tại khu vực này giảm xuống gần bằng tại các nước phát triển.
Ví dụ như tỷ lệ lãi suất tại Brazil mới đây được cắt giảm xuống còn 7,5%, thấp hơn cả giai đoạn xảyra khủng hoảng tài chính và có khả năng tiếp tục được cắt giảm.
Ngay cả những nước có lãi suất cao hơn cũng sẽ phải đối mặt với ít vấn đề liên quan đến phát triểnquá nóng và lạm phát hơn.
Đối với các quốc gia xuất khẩu hàng hóa như Chile, Columbia, Peru, đồng USD yếu hơn sẽ có tác độngtích cực đối với giá hàng hóa, đang phần nào bị ảnh hưởng do sự suy giảm kinh tế tại TrungQuốc.
Mexico, với việc giá tiêu dùng tăng mạnh trong những tháng gần đây, việc đồng nội tệ của họ tănggiá có thể khiến giá nhập khẩu thấp hơn và giảm lạm phát.
Nói chung, cán cân giữa rủi ro và mối lợi của QE3 là tương đối cân bằng. Mức độ tăng giá các đồngnội tệ đang được kiềm chế nhờ sự khác biệt lãi suất thấp hơn và dự đoán phản ứng chính sách từ mộtsố chính phủ.
Nhưng việc kỳ vọng một mình QE3 có thể giúp kinh tế Mỹ thoát khó khăn có lẽ là quá lạc quan. QE3 cóthể thúc đẩy nhẹ nhu cầu và tăng trưởng của Mỹ, và vì thế cũng sẽ hỗ trợ Mỹ Latinh chút ít.
Nguồn Vietnam+