Chủ Nhật | 16/09/2012 12:27

QE3 không làm dòng vốn nóng đổ vào các nền kinh tế mới nổi

Các nhà kinh tế cho rằng gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Mỹ không có khả năng khiến dòng vốn nóng đổ vào các nền kinh tế mới nổi.
Trong bối cảnh mối đe dọa về các cuộc chiến tranh tiền tệ đang nổi lên, các nhà kinh tế quốc tế hàng đầu cho rằng gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không có khả năng tạo làn sóng đầu tư vốn vào các nền kinh tế mới nổi cũng như gây ra tình trạng lạm phát tỷ giá.

"Dữ liệu về QE3 dường như cho thấy việc nới lỏng định lượng không có ảnh hưởng lớn đối với xu hướng bùng nổ tài sản và bùng nổ dòng vốn ở các thị trường mới nổi", ông Jonathan Ostry, phó giám đốc bộ phận nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.

Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 vào ngày 13/9. Theo đó, mỗi tháng, Fed sẽ dành 40 tỷ USD để mua trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp. Fed tuyên bố chương trình mua trái phiếu này là không có giới hạn, nghĩa là, Fed sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ cho đến khi các điều kiện kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động được cải thiện.

Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 vào ngày 13/9.
Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 vào ngày 13/9.


Ngoài ra, Fed cũng duy trì chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn (Operation Twist), cụ thể Fed sẽ tăng lượng trái phiếu dài hạn lên 85 tỷ USD mỗi tháng. Fed cũng gia hạn việc giữ nguyên lãi suất siêu thấp 0% đến 0,25% từ cuối năm 2014 đến giữa 2015.

Chỉ vài giờ sau khi Fed công bố gói nới lỏng định lượng lần thứ 3, QE3 đã phải đối mặt với làn sóng phàn nàn trên khắp toàn cầu. Các quan chức ở Trung Quốc, Indonesia và Brazil đã bày tỏ lo ngại rằng chính sách của Fed có thể làm tăng nguy cơ đối với nền kinh tế của nước họ bởi đã có báo cáo về sự can thiệp tiền tệ đang được lên kế hoạch hoặc đã được thực thi tại Đài Loan, Brazil và Philippines.

Đợt nới lỏng định lượng mà Fed đưa ra chắc chắn sẽ có tác động, nhưng những tác động này dường như không lớn như dự báo trước đó.

Đầu năm nay, IMF đã nghiên cứu vấn đề này sau khi nhận được một loạt khiếu nại từ các quốc gia thành viên về vấn đề "thanh khoản quá mức" dưới tác động của các biện pháp nới lỏng định lượng mà Fed đưa ra.

Theo IMF, các hiệu ứng từ việc Fed nới lỏng định lượng là điều hiển nhiên: chính sách tiền tệ sẽ phát huy tác dụng thông qua tỷ giá hối đoái và giá trị tài sản. Dòng vốn ròng vào các thị trường mới nổi gần đạt đỉnh như giai đoạn trước khủng hoảng.

Các hiệu ứng từ việc Fed nới lỏng định lượng là điều hiển nhiên.
Các hiệu ứng từ việc Fed nới lỏng định lượng là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế IMF cho rằng xu hướng rút vốn ở các thị trường mới nổi, bao gồm cả xu hướng xảy ra vào cuối năm 2011 sẽ tác động lớn đến các dòng vốn.

"Xu hướng dòng vốn giảm mạnh vào cuối năm ngoái cho thấy một thế giới, nơi thị trường dễ bị giao động giữa việc xảy ra và không xảy ra rủi ro, và là nơi chính sách tiền tệ dễ thay đổi để đối phó với những thay đổi tương tự trong về tỷ giá tài sản và tiền tệ", IMF cho biết trong một báo cáo gần đây.

Trong báo cáo nghiên cứu tác động toàn cầu về sự thay đổi chính sách của 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà nghiên cứu của IMF đã sử dụng 3 mô hình kinh tế khác nhau để xác định ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với các dòng vốn. Các kết quả này không thể kết luận chính sách tiền tệ ở các nước phát triển là nhân tố chính gây sức ép tài sản đối với các thị trường mới nổi, IMF kết luận.
QE sẽ khiến dòng vốn nóng đổ vào các nền kinh tế mới nổi?

Theo IMF, không có dấu hiệu nào cho thất dòng tiền từ Mỹ sẽ chảy ra khỏi nước này cũng như ít có khả năng các cú sốc bơm thanh khoản ảnh hưởng đến giá hàng hóa.

Kinh tế trưởng tại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Pier Carlo Padoan, cho rằng, chính sách tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng lan rộng và đồi hỏi các nước tiếp nhận dòng vốn nóng phải có sự kiểm soát thích hợp.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nhiều nước trước kia từng phản đối thì giờ đây lại ủng hộ hỗ trợ kinh tế thông qua nới lỏng chính sách và tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Dòng vốn chảy vào các nước này sẽ được coi là yếu tố tốt để thúc đẩy tăng trưởng, ông Padoan nhận định.

Ngày nay lợi suất các thị trường mới nổi không đủ hấp dẫn như giai đoạn 2009-2011.
Ngày nay lợi suất các thị trường mới nổi không đủ hấp dẫn như giai đoạn 2009-2011.

Hung Tran, phó giám đốc điều hành và trưởng bộ phận thị trường vốn và chính sách thị trường mới nổi tại Viện tài chính quốc tế nhận định, dòng vốn được quyết định phần lớn bởi việc nhà đầu tư đổ có tâm lý đổ tiền vào các thị trường cho lợi suất cao, thay vì Mỹ.

Ông Tran cho rằng, ngày nay lợi suất các thị trường mới nổi không đủ hấp dẫn như giai đoạn 2009-2011 khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.

QE3 có thể gây ra chiến tranh tiền tệ lần 2?

Các nhà phân tích cho rằng, việc Fed bơm tiền cho nền kinh tế sẽ khiến thế giới đối mặt với cuộc "chiến tranh tiền tệ" lần 2.

Với những bài học trong quá khứ, chính phủ các nước biết rằng số tiền khổng lồ mà Fed bơm vào thị trường tài chính sẽ nhanh chóng chảy ra ngoài và đổ vào thị trường tiền tệ của họ, nơi có lợi suất cao hơn và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Hậu quả là, đồng USD chảy vào thị trường sẽ đẩy tỷ giá hối đoái lên cao và gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu, khiến thị trường vốn của các nước dễ bị tổn thương hơn trước các biến động của cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Khi chính phủ phàn nàn về việc xuất khẩu mất khả năng cạnh tranh, để bảo vệ ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia và giảm lạm phát, hậu quả của việc đồng tiền bị suy yếu, các ngân hàng trung ương có thể thiết lập một chu trình cạnh tranh phá giá, gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống thương mại thế giới.

Tuy nhiên, chủ tịch Ben Bernanke và các quan chức của Fed lại có xu hướng bỏ qua những cảnh báo về một cuộc chiến tiền tệ và tranh luận rằng vấn đề nằm ở các ngân hàng tại những thị trường mới nổi. Fed cho rằng các ngân hàng này quá ít chú ý tới lạm phát trong khi lại tập trung quá nhiều vào tỷ giá hối đoái.

Nguồn WSJ/Khampha


Sự kiện