Ảnh: SCMP.

 
Hân Nguyễn Thứ Năm | 13/01/2022 16:51

Phụ nữ Gen Z đang đi ngược với khuôn mẫu xã hội như thế nào?

Đối với những người trẻ thuộc thế hệ Gen Z ở Trung Quốc, “thành công” trong cuộc sống không nhất thiết phải gắn liền với việc kết hôn hay sinh con.

Đối với những người trẻ thuộc thế hệ Gen Z ở Trung Quốc, thành công trong cuộc sống không nhất thiết phải gắn liền với việc kết hôn hay sinh con, bất kể cha mẹ của họ hay chính phủ thúc đẩy điều đó nhiều như thế nào.

Phụ nữ trẻ Trung Quốc, đặc biệt là các thành viên của Gen Z sinh từ khoảng 1995-2010, đang ngày càng theo đuổi sự đa dạng và tính độc lập trong cuộc sống. Với họ, hôn nhân chắc chắn còn không nằm trong danh sách được ưu tiên, chứ đừng nói đến việc sinh con. Và nhiều người tìm thấy niềm an ủi khi biết rằng quan điểm “không phù hợp” của họ cũng được thấu hiểu bởi những người trẻ cùng lứa khác thông qua các bài đăng và xu hướng quảng cáo phổ biến trên mạng xã hội.

Cũng đã có những phản đối mạnh mẽ khi thế hệ thanh niên liên tục “bị” khuyến khích, nếu không muốn nói là “hối thúc”, trong việc lập gia đình, bao gồm cả việc đại tu các chính sách kế hoạch hóa để cho phép mỗi gia đình có ba con.

Nếu muốn các chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh thật sự hiệu quả, thì chúng phải làm cho phụ nữ cảm thấy rằng các quyền và chất lượng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện nhiều hơn khi có con chứ không phải là ngược lại.

Nhưng đối với phụ nữ trẻ, mối quan tâm đến việc kết hôn và sinh con hiện thấp hơn bao giờ hết. Đến mức những người làm việc trong lĩnh vực quản lý thương hiệu và quảng cáo cũng có thể cảm nhận được điều đó một cách mạnh mẽ từ thị trường cũng như các bản tin xã hội gần đây.

Tiêu biểu như việc một thương hiệu hoặc một thần tượng có thể phải chịu áp lực đáng kể từ công chúng nếu thông điệp hoặc hành động của họ không ủng hộ quyền phụ nữ.

"Sống cho chính mình" đã trở thành một chiến dịch quảng cáo mà nhiều thương hiệu sử dụng để thu hút khách hàng nữ, vì một số lượng lớn phụ nữ dưới 35 tuổi chỉ muốn làm hài lòng bản thân với sự tiêu dùng và lối sống. Nếu đặt lên cán cân, kết hôn và sinh con khiến họ cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Đôi khi việc là con một trong gia đình còn khiến cuộc sống của họ thêm phần nặng nề và áp lực.

Mức độ sẵn sàng kết hôn của phụ nữ Gen Z cũng thấp hơn đáng kể so với nam giới ở Trung Quốc. Dữ liệu điều tra dân số quốc gia được công bố vào tháng 5 cũng cho thấy tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm xuống còn 1,3 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2020. Tỷ lệ dưới 2,1 thường báo trước sự suy giảm dân số.

 

Theo Niên giám thống kê Trung Quốc năm 2021 của chính quyền trung ương, phụ nữ chiếm 52,7% trong số những người có bằng cử nhân trở lên, ở độ tuổi 20-34.

Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các chính sách dân số và bình đẳng giới của Trung Quốc phải đối mặt. Vì việc đưa ra chính sách và thực hiện chúng chủ yếu là do nam giới làm, nên nhiều chính sách nhằm khuyến khích kết hôn và sinh con thực sự không thấu đáo và không phù hợp với nhu cầu sâu xa của phụ nữ.

Theo một báo cáo tháng 12 về dự báo dân số của Trung Quốc, tỷ lệ sinh ở các thành phố đô thị lớn của Trung quốc là khoảng 0.7-0.9, dân số trẻ ngày càng đô thị hóa có thể kéo tỷ suất sinh xuống đến 1.0 nếu không có biện pháp đối phó hiệu quả nào.

Báo cáo kết luận rằng nếu Bắc Kinh chi 1-3% GDP quốc gia cho việc khuyến khích sinh con, thì Trung Quốc sẽ có thể giữ tỷ lệ sinh trên toàn quốc ở mức 1.2% - gần bằng của Nhật Bản. Và nếu Bắc Kinh tăng mức đầu tư đó lên 5% GDP, tỷ lệ sinh sản có thể đạt 1.6. Trong kịch bản này, Trung Quốc có thể có khoảng 12.12 triệu ca sinh vào năm 2030 và tổng dân số sẽ đạt khoảng 1.35 tỉ vào năm 2050 - giảm so với mốc 1.412 tỉ vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm:

 Ấp ủ giấc mơ Olympic, thành phố nghèo tại Trung Quốc 'ngắc ngoải'

Nguồn South China Morning Post