Thứ Hai | 02/07/2012 06:24

Phố Wall tiếp tục dõi theo các động thái mới từ châu Âu

Liệu thỏa thuận tiến tới giải quyết khủng hoảng của châu Âu có thể tiếp tục nâng thị trường chứng khoán tăng điểm thêm tuần này vẫn là một câu hỏi ngỏ.
Thị trường tuần này chuyển hướng tập trung sang các động thái của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), khi các nhà đầu tư mong đợi ECB cắt giảm lãi suất để kết hợp cùng các biện pháp lãnh đạo EU thực hiện nhằm vực dậy các ngân hàng và giảm chi phí đi vay cho Tây Ban Nha và Italia. Hầu hết các nhà kinh tế Reuters khảo sát đều dự đoán ECB giảm lãi suất  tại cuộc họp ngày 5/7.

Tuy nhiên, khả năng ngân hàng hồi phục chương trình mua trái phiếu cũng khá cao. ECB cũng vừa nới lỏng quy định thế chấp để các ngân hàng Tây Ban Nha có thể dễ dàng tiếp cận nguồn quỹ của ECB hơn.

Omer Esiner, trưởng nghiên cứu thị trường của Commonwealth Foreign Exchange tại London cho rằng các nhà đầu tư phải rất cẩn trọng trước các động thái của thị trường. Ông cho rằng thỏa thuận EU đạt được tất nhiên không phải giải pháp ngay lập tức giải quyết khủng hoảng nợ khu vực, nhưng thị trường phần nào đã phản ứng như vậy, điều này có thể làm giảm điểm thị trường các tuần tiếp theo.

Lợi suất các loại trái phiếu châu Âu cũng tiếp tục thu hút sự chú ý của thị trường. Madrid sẽ đấu giá trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 4 năm và 10 năm vào thứ 5 ngày 5/7. Cũng trong thứ 5, Pháp sẽ bán khoảng 7-8 tỷ euro trái phiếu dài hạn.

Các dữ liệu được chú ý tuần tới bao gồm chỉ số sản xuất của Viện quản lý nguồn cung Mỹ, chi tiêu xây dựng đưa ra thứ 2, ngày 2/7, số đơn đặt hàng nhà máy ngày 3/7, chỉ ra tốc độ hồi phục sản xuất Mỹ. Sau khi nghỉ lễ 4/7, các thông tin về số đơn trợ cấp thất nghiệp và báo cáo trả lương khu vực phi nông nghiệp Mỹ phần nào cho thấy bức tranh rõ ràng hơn về thị trường lao động nước này.

Kết thúc nửa đầu năm 2012, hôm thứ 6 ngày 29/6, S&P 500 và Nasdaq tăng nhiều nhất kể từ tháng 12/2011 sau thỏa thuận tiến tới bình ổn ngân hàng tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tuần qua. Cho tới chốt phiên, các thị trường chứng khoán đề tăng khoảng 2-3%. S&P 500 tăng 2,49% , Nasdaq tăng 3%, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2,2%.

Trong tuần, Down Jones tăng 1,9%, S&P 500 tăng 2% và Nasdaq tăng 1,5%. Trong cả tháng, Down Jones tăng 2,9%, S&P 500 tăng 4% và Nasdaq tăng 3,8%.

Tuy nhiên, trong quý II, Down Jones giảm 2,5%, S&P 500 giảm 3,3% và Nasdaq giảm 5,1%.

Trước đây, Phố Wall phản ứng với các gói cứu trợ cũng như các kế hoạch giải cứu của khu vực đồng euro (eurozone) khá hờ hững, những mức tăng điểm ban đầu nhanh chóng biến mất tới cuối ngày khi nhà đầu tư nhận ra đó không phải giải pháp nhanh chóng giải quyết vấn đề khu vực này.

Vấn đề tiếp theo sẽ là các quỹ cứu trợ có đủ vốn và nếu không đủ, liệu ECB có can thiệp bằng cách cho chúng một giấy phép ngân hàng để tận dụng quy mô của chúng hay không vẫn chưa rõ ràng, Peter Boockvar, chiến lược gia cổ phiếu tại Miller Tabak & Co tại New York nhận định.

Dưới áp lực phải ngăn chặn sự tan vỡ của đồng tiền chung châu Âu, các lãnh đạo eurozone chấp thuận ngày 29/6 cho phép các quỹ cứu trợ trực tiếp cấp vốn cho ngân hàng bắt đầu từ năm sau, đồng thời can thiệp vào thị trường trái phiếu giúp các chính phủ đang gặp khó khăn. Eurozone cũng cam kết thành lập cơ quan giám sát ngân hàng chung, thể hiện bước đi tiến tới một liên minh ngân hàng châu Âu.

a

Nguồn Reuters/ DVT


Sự kiện