Thứ Hai | 04/06/2012 05:49

Phố Wall chờ đợi gói kích thích từ Mỹ

Các dữ liệu kinh tế chỉ ra tăng trưởng cũng như tạo việc làm của Mỹ đang chậm lại có thể buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hành động.

Kinh tế thế giới phản ánhtốt nhất qua các thị trường chứng khoán toàn cầu. Thị trường ở Tây Ban Nha,Italia, Brazil, Nga đều giảm. Chứng khoán châu Á cũng yếu đi. Hầu hết các thịtrường chứng khoán châu Âu đều bị đánh giá tiêu cực trong năm nay. Nhiều khảnăng, đó cũng là viễn cảnh chứng khoán Mỹ, thậm chí với tốc độ rất nhanh.

Trong tuần, chỉ số trungbình công nghiệp Dow Jones giảm 2,7%, Standard & Poor giảm 3% và chỉ số tổnghợp Nasdaq giảm 3,2%.

Triển vọng kinh tế thế giớiu ám khi các báo cáo chỉ ra tăng trưởng việc làm Mỹ chậm lại, sản lượng sản xuấtTrung Quốc hầu như không tăng và sản xuất châu Âu giảm sâu vào bất ổn.

Clark Yingst, trưởngnghiên cứu thị trường tại Joseph Gunnar nhận định không thể có tăng trưởng ổn địnhnào thiếu kích thích tài khóa, tiền tệ mới, không phải chỉ ở Mỹ mà còn khắpnơi trên thế giới, và cho rằng các dấu hiệu cho thấy có thêm kích thích sẽ là lýdo thuyết phục để thị trường tăng.

Chủ tịch Fed, BenBernanke sẽ điều trần trước Ủy ban quốc hội về tình trạng kinh tế Mỹ ngày 7/6.Cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed diễn ra ngày 19-20/6. Một khảo sát 15 nhàgiao dịch của Reuters chỉ ra 35% khả năng Fed mở rộng gói kích thích"Opearation twist" tại cuộc họp này. Khảo sát cũng chỉ ra các nhàgiao dịch hi vọng nới lỏng định lượng mới, hay QE3, khi mong muốn tăng lên 50%từ 33% tháng 5.

Thị trường cổ phiếu tăngtrong 3 năm qua qua nhờ kết hợp chi tiêu kích thích của chính phủ và ngân hàngtrung ương, có thể đó cũng là hy vọng duy nhất cho thị trường cổ phiếu năm nay .

Cuộc bỏ phiếu mới của HyLạp diễn ra trong 2 tuần nữa, chiến thắng của đảng chống cứu trợ có thể khởi độngcho làn sóng rút tiền ồ ạt khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), gâynhững hậu quả không lường cho thị trường tài chính cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Phần nào trong 6,3% giảmcủa S&P 500 trong tháng 5, mức giảm nhiều nhất từ tháng 9, do vấn đề từ HyLạp. Nhưng ai có thể đoán trước thị trường giảm tới mức nào nếu Hy Lạp rờieurozone là khởi đầu cho một sự kiện kiểu Lehman trước kia, như một số nhà đầutư lo sợ.

Bên cạnh đó, những lo ngạikhủng hoảng châu Âu cũng khiến mua trái phiếu chính phủ Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Sỹvà các quốc gia Bắc Âu, vốn được coi là những tài sản trú ẩn an toàn trong điềukiện thị trường hỗn loạn, tăng mạnh. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chuẩn củaMỹ giảm xuống 1,442%, thấp nhất trong lịch sử từ đầu những năm 1800.

Cùng lúc, lựa chọn nguồntài trợ cho các công ty cũng thu hẹp khắp thế giới do lo sợ rủi ro từ khả năngtín dụng yếu đi, cũng như nhu cầu mở rộng đẩy chi phí vay lên cao.

Ngay cả khối lượng thịtrường phẩm cấp đầu tư Mỹ (investment-grade market) cho các trái phiếu chất lượngcao giảm từ 284,8 tỷ USD quý I xuống khoảng 118,7 tỷ USD trong 2 tháng đầu quýII, theo số liệu từ IFR, một đơn vị của Thomson Reuters. Số này được dự đoán sẽgiảm thêm trong mùa hè.

a

Nguồn Reuters/ DVT


Sự kiện