Chủ Nhật | 13/04/2014 13:08

Phép thử Ukraine cho sức mạnh Mỹ

Nếu lãnh đạo Trung Quốc cũng hành động như ông Putin, liệu Mỹ và các nước đồng minh sẽ phản ứng thế nào?
Chỉ một vài tuần trước đây, ngay cả những người châu Âu cũng không chú ý đến các sự kiện ở Ukraine. Nhưng hiện nay cả thế giới đang dõi theo tình hình tại đất nước này. Đó là do sự can thiệp của Nga vào Ukraine. Nhiều người coi sự việc này chính là thách thức trực tiếp với trật tự thế giới do Mỹ chi phối. Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin đạt được mục đích, và sau đó là các chính quyền khác như Trung Quốc và Iran, thì quyết định thách thức Mỹ sẽ bớt những rủi ro.

Những đối thủ của ông Barack Obama ở Washington cho rằng Tổng thống Mỹ đã nhắm mắt làm ngơ trước việc sử dụng vũ lực ở Syria và thể hiện yếu kém của mình trong các thỏa thuận với Iran và Trung Quốc. Thượng nghị sĩ John McCain, đối thủ đã đánh bại của ông Obama trong năm 2008, tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng Ukraine là "kết quả cuối cùng của một chính sách đối ngoại yếu kém mà không ai tin tưởng vào sức mạnh của Mỹ nữa."

Nhưng câu chuyện “điểm yếu của ông Obama” đã bỏ qua một điểm. Đây không phải là Chiến tranh lạnh, thời điểm mà tổng thống Mỹ kêu gọi các nước nhằm tỏ rõ quyết tâm không thể lay chuyển, trong cuộc đấu tranh toàn cầu với một kẻ thù không đội trời chung Liên Xô. Thay vào đó, cuộc khủng hoảng Ukraine là một phép thử quan trọng với những nguyên tắc của chính sách đối ngoại trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên toàn cầu hóa. Thời điểm mà những đối thủ của các nước phương Tây đồng thời cũng là những đối tác thương mại quan trọng.

s

Giống như cuộc khủng hoảng ở Hungary năm 1956, Mỹ biết rằng nước này không thể sử dụng vũ lực trong sự kiện Ukraine. Thực tế là ông Obama dường như đã bác bỏ việc sử dụng quân sự như là bằng chứng ông đang theo đuổi chính sách ôn hòa chứ không phải là thiếu sức mạnh.

Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất với các cuộc khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh đó chính là một cuộc đối đầu với Nga, và có khả năng tương lai là Trung Quốc đều liên quan đến các mối quan hệ kinh tế. Điều này không tồn tại khi thế giới được chia thành các đối thủ chính trị và các khối kinh tế.

Vấn đề chưa rõ ràng nằm ở phía các nước phương Tây. Liệu các nước này sẽ tính toán như thế nào để dùng các thẻ bài kinh tế được dàn xếp bằng quá trình toàn cầu hóa. Vấn đề là, trong khi cường quốc phương Tây biết rằng họ có thể phá hủy nền kinh tế Nga, thì chính việc này cũng sẽ khiến cho nền kinh tế của chính mình gặp nhiều thiệt hại. Liệu những người châu Âu và người Mỹ có chuẩn bị để chấp nhận điều đó không?

Niềm tin vào sức mạnh tiềm năng của những biện pháp trừng phạt kinh tế được nâng lên bởi những thiệt hại đáng ngạc nhiên của các nước phương Tây làm với Iran, cô lập nước này khỏi hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, trừng phạt kinh tế đối với Iran có hiệu quả một phần vì không có gì ở nước này mà phương Tây không thể tìm thấy ở những nơi khác : khí đốt ở Iran, trớ trêu thay, được thay thế bằng khí đốt của Nga.

Nga sẽ là một thách thức khó khăn hơn nhiều. Các nhà hoạch định chính sách phương Tây biết rằng rất khó để gây ra thiệt hại thực tế mà không lộ ra điểm yếu của mình, cho dù đó là sự phụ thuộc của Đức về khí đốt của Nga, vai trò của nước Anh như là một trung tâm tài chính , hoặc hợp đồng cung cấp tàu cho hải quân Nga trị giá 1,2 tỷ Euro của Pháp. Mỹ có không ít giao dịch thương mại với Nga . Nhưng Mỹ cũng nhận thức được rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ kém hiệu quả mà không có sự tham gia của Châu Âu.

Cuộc đấu tranh với Nga có ý nghĩa toàn cầu bởi vì có khả năng đây là một trường hợp thử nghiệm cho một cuộc đối đầu ngày một lớn hơn với Trung Quốc. Như với Nga, Mỹ thấy mình trong một mối quan hệ chính trị và chiến lược thù địch với một quốc gia quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu lãnh đạo Trung Quốc cũng hành động như ông Putin, sử dụng lực lượng quân sự để hỗ trợ các tranh chấp với Nhật Bản trên quần đảo Điếu Ngư – Senkaku, liệu Mỹ và các nước đồng minh sẽ phản ứng thế nào? Không giống như Ukraine, người Nhật có sự bảo vệ từ một hiệp ước an ninh với Mỹ. Nhưng Trung Quốc, cũng như Nga, có thể tính toán rằng nước Mỹ sẽ không thực sự mạo hiểm tham gia cuộc chiến với sức mạnh hạt nhân - đặc biệt là về những hòn đảo không có người ở phía bên kia địa cầu.

Biện pháp trừng phạt kinh tế sau đó sẽ được xem xét. Nhưng tiền đặt cược sẽ cao hơn so với Nga, bởi vì Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Về lý thuyết, Mỹ có thể hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc - hoặc thậm chí, theo chủ nghĩa cực đoan, sử dụng hải quân Mỹ để ngăn chặn nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc. Nhưng, giống như người Nga, người Trung Quốc sẽ có nhiều biện pháp kinh tế để trả đũa, từ việc gây ra sự gián đoạn cho chuỗi cung ứng của các công ty Mỹ đến việc từ chối mua trái phiếu kho bạc Mỹ.

Có một sự thật rằng người Trung Quốc - cũng như người Iran , Syria và những người khác - đang theo dõi các động thái ủng hộ của Mỹ trong sự kiện Ukraine. Trong khi câu chuyện “điểm yếu của ông Obama” được kể lại một cách không công bằng và quá đơn giản, nhưng nó lại trở nên phố biển trên toàn thế giới. Nếu tổng thống đe dọa Nga "sẽ phải trả giá" cho hành động của mình ở Ukraine nhưng sau đó không giữ lời, thì ông sẽ rất dại dột. Các đối thủ tiềm năng của Mỹ cũng có thể kết luận rằng sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế toàn cầu đã không tăng cường sức mạnh chính trị phương Tây, nhưng cũng góp phần làm suy yếu nó.

Đó là điều chúng ta có thể thấy trong thời gian ngắn. Về lâu dài, tuy nhiên , toàn cầu hóa vẫn hoạt động với sự ủng hộ của phương Tây, ngay cả trong các điều kiện chính trị. Nó có thể đã làm giảm khả năng của phương Tây trong vấn đề phạt nhưng nó lại tăng khả năng thu hút cho các nước này.

Cuối cùng, hình phạt sẽ làm tổn thương nhất ông Putin chính là "mất" Ukraine. Nhưng, bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea và đe dọa phía đông Ukraine Nga có thể bị người dân Ukraine xa lánh vĩnh viễn. Đồng thời, việc này còn nhấn mạnh rằng sức mạnh chính trị và kinh tế của phương Tây vẫn hấp dẫn hơn so với lựa chọn Nga. Thậm chí nếu cuộc khủng hoảng Ukraine làm cho phương Tậy tạm thời suy yếu, nhưng cuộc chạy đua đường dài vẫn còn nhiều lợi thế hơn cho Mỹ và EU hơn là đối với Nga .

Nguồn Gafin/FT


Sự kiện