Vaccine ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng trong ít nhất 6 tháng sau khi tiêm đủ 2 liều. Ảnh: Reuters.

 
Mai Nam Thứ Ba | 05/10/2021 16:49

Phát hiện mới về kháng thể của vaccine Pfizer

Hai liều vaccine Pfizer có hiệu quả tới 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện trong ít nhất 6 tháng, với cả người mắc biến chủng Delta.

Theo CTV News, hiệu quả chống lại việc nhiễm tất cả biến chủng của virus SARS-CoV-2 đã giảm từ 88% (sau khi được tiêm hai liều) xuống còn 47% sau 6 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả chống lại việc nhập viện vẫn cao, ở mức 90% trên tất cả biến chủng, bao gồm Delta.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu của 46 người lớn khỏe mạnh, chủ yếu là thanh niên hoặc trung niên sau 6 tháng khi tiêm đủ hai liều vaccine. Kết quả cho thấy nhiều người không còn kháng thể chỉ sau 6 tháng tiêm mũi thứ 2.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tiêm phòng bằng vaccine Pfizer-BioNtech tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao chống lại dòng vaccine ban đầu, nhưng những mức này giảm gần 10 lần sau 7 tháng" sau liều ban đầu, hai chuyên gia Bali Pulendran của Đại học Stanford và Mehul Suthar của Đại học Emory cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 trên toàn cầu.

 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ sức khỏe của 3 triệu người trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021.

Trong thời gian nghiên cứu, 5,4% người đã tiêm vaccine bị nhiễm SARS-CoV-2. Trong số những người nhiễm bệnh, 6,6% phải nhập viện. Thời gian nhiễm virus trung bình kể từ khi được tiêm chủng đầy đủ là từ 3 đến 4 tháng.

Nghiên cứu cho thấy trong khi khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer chống lại sự lây nhiễm đối với biến chủng Delta giảm 40% trong vòng 5 tháng, khả năng bảo vệ giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ phải nhập viện liên quan tới tất cả biến chủng vẫn rất cao trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu.

Phát hiện trên phù hợp với các dữ liệu sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Bộ Y tế Israel.

Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc-xin Pfizer COVID-19, tại trung tâm tiêm chủng tạm thời Belgrade Fair, Serbia, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 10 năm 2021. (Ảnh AP / Darko Vojinovic)
Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine Pfizer COVID-19, tại trung tâm tiêm chủng tạm thời Belgrade Fair, Serbia, ngày 2 tháng 10 năm 2021. Ảnh: AP .

Tiến sĩ Luis Jodar, phó chủ tịch cấp cao và giám đốc y tế của vaccine Pfizer, cho biết: “Phân tích cụ thể về biến chủng của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng vaccine Pfizer có hiệu quả chống lại tất cả biến chủng đang được quan tâm hiện nay, bao gồm cả Delta”.

“Việc nhiễm virus gây bệnh COVID-19 ở những người đã tiêm hai liều vaccine rất có thể là do sự suy yếu (của vaccine theo thời gian), chứ không phải do Delta hoặc các biến chủng khác đã có khả năng thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine”.

"Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi hiệu quả của vaccine theo thời gian và cho thấy rằng các liều vaccine tăng cường có thể cần thiết để khôi phục mức độ bảo vệ cao ban đầu - được ghi nhận trong chương trình tiêm chủng", theo nghiên cứu.

Hồi tháng 8, giới chức trách Mỹ đã thông qua việc tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, trong khi Pháp cũng phê duyệt mũi tiêm này cho người lớn tuổi.

Israel có bước đi xa hơn, cung cấp mũi tiêm tăng cường cho người từ 12 tuổi trở lên sau 5 tháng tiêm mũi thứ hai.

Tuy nhiên, hồi tháng 9 một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy các vaccine ngừa COVID-19 hiện tại đạt hiệu quả đủ để chống lại nguy cơ bệnh nặng và việc tiêm mũi tăng cường là không cần thiết với dân số nói chung.

Tháng trước, WHO đã kêu gọi tạm hoãn tiêm vaccine COVID-19 cường cho đến cuối năm để giải quyết sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân bổ liều lượng giữa các quốc gia giàu và nghèo.

Có thể bạn quan tâm:

Vaccine “phân hóa” tăng trưởng Đông Nam Á