Phát hành nợ bùng nổ ở châu Á
Lợi suất trái phiếu giảm, khiến việc huy động tiền của các doanh nghiệp rẻ hơn, giúp thị trường các tài sản thu nhập cố định sôi nổi hơn. Trong khi đó, hoạt động IPO gặp khó khăn do bất ổn ở thị trường chứng khoán khiến các nhà đầu tư e ngại.
Doanh thu từ các thương vụ phát hành nợ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn trong lợi nhuận các ngân hàng đầu tư, chiếm tới 31% lợi nhuận khu vực, từ 25% cùng kỳ năm trước, mặc dù chi phí cho các ngân hàng của dịch vụ phát hành nợ thấp hơn phát hành cổ phiếu hay tư vấn kinh doanh.
phát hành nợ 2010-2012
Sự bùng nổ phát hành nợ cũng thể hiện trong xếp hạng các ngân hàng đầu tư trong khu vực. HSBC Holdings, đứng đầu về cả khối lượng và doanh thu từ thương vụ phát hành nợ, tăng 2 bậc có doanh thu ngân hàng đầu tư nhiều thứ 7 khu vực. Lợi nhuận từ các thương vụ nợ chiếm tới 59% doanh thu ngân hàng đầu tư của HSBC. Bank of China, một trong những ngân hàng lớn trong thị trường phát hành nợ, cũng tăng 3 bậc lên đứng thứ 9 về doanh thu ngân hàng đầu tư.
Amit Sheopure của Citigroup nhận định xu hướng này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nửa cuối năm nay sẽ ổn định lại, khi các công ty có đủ tiền và lập kế hoạch sử dụng tiền cho các mục đích tương lai.
Một nguyên nhân khiến phát hành trái phiếu bùng nổ do chi phí các khoản vay ngân hàng tăng. Các khoản vay ngân hàng thường là nguồn tài trợ rẻ cho các công ty trong khu vực, tuy nhiên từ khi các chủ nợ châu Âu quay lưng, nguồn vốn này trở nên đắt và khan hiếm hơn. Khối lượng cho vay hợp vốn không tính Nhật Bản nửa năm chỉ ở 163,1 tỷ USD, thấp nhất kể từ giai đoạn nửa cuối năm 2009.
Robin Phillips của HSBC nhận định đang có một sự thay đổi cấu trúc khi các công ty chuyển hướng khỏi việc quá phụ thuộc vào các khoản vay sang tìm nguồn từ các thị trường vốn. Ông cũng cho rằng vai trò các ngân hàng khu vực càng ngày càng quan trọng, đặc biệt trong cấp vốn vay dài hạn.
Nguồn WSJ/ DVT