Thứ Năm | 30/05/2013 07:06

Pháp được khuyến nghị biện pháp thoát suy thoái

Hôm qua 29/5, Ủy ban châu Âu gửi đến Pháp đề nghị cải cách dài 9 trang, nêu 6 biện pháp ưu tiên giúp kinh tế Pháp thoát khỏi suy thoái.

Trong đó, Ủy ban châu Âu (EC) liệt kê 6 ưu tiên Pháp cần phải làm, bao gồm: giảm thâm hụt, cải cách lương hưu, thực hiện hiệp định về thị trường lao động, tự do hóa ngành dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đơn giản hóa luật thuế.

Về thâm hụt ngân sách, EC gia hạn thêm 2 năm, tức là Pháp phải cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống Theo dự báo của EC, Pháp sẽ phải cắt giảm thâm hụt ngân sách (trên GDP) theo lộ trình như sau: 3,9 % năm 2013, 3,6 % năm 2014 và 2,8 % năm 2015, tương ứng với mức tăng trưởng GDP được dự báo 1,3 % năm 2013, 0,8 % năm 2014 và 0,8 % năm 2015.

Bên cạnh đó, EC đặc biệt nhấn mạnh, hệ thống lương hưu phải đảm bảo cân bằng “muộn nhất vào năm 2020”. Hiện, mức thâm hụt chế độ lương hưu lên đến 20 tỷ USD. Chính phủ Pháp dự kiến sẽ thông qua mới sau hai lần cải cách trước đó, đã diễn ra vào năm 2003 và 2010.

Liên quan đến thị trường lao động, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao trong khi lượng lao động lớn tuổi lại thấp. Yêu cầu khẩn cấp đặt ra là để đảm bảo rằng khuyến khích người thất nghiệp quay trở lại làm việc. Cải cách thị trường lao động là một trong bốn chiếc chìa khóa giúp Pháp thoát khỏi khủng hoảng, cải thiện "năng lực cạnh tranh, thuế, việc làm và tín dụng".

Ủy ban khuyến cáo nên giảm chi phí lao động bằng cách của người lao động hơn là cắt giảm tiền lương của họ.

Về sản xuất và dịch vụ, Pháp cần tăng cường khả năng cạnh tranh của dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề quy định (luật sư, bác sĩ và công chứng viên). Thật đáng ngạc nhiên khi không có cải cách nào được thực hiện trong lĩnh vực này trong vòng một năm qua. Ngoài ra, EC còn kêu gọi , ví dụ như năng lượng, giao thông vận tải và đường sắt.

Ủy ban dự kiến tăng giá khí đốt và điện đối với người sử dụng (trừ hộ gia đình). Về thuế, thông điệp từ Brussels đề nghị, .

Gói 6 biện pháp kiến nghị từ Ủy ban châu Âu gửi đến Pháp lần này chi tiết hơn, bản tài liệu dài 9 trang, gấp đôi về số lượng và cụ thể hơn về nội dung so với năm ngoái, khi Pháp vẫn là ngôi sao sáng của kinh tế eurozone.

Sau một năm, mọi chuyện đã khác đi rất nhiều. Kinh tế Pháp đã chính thức lâm vào suy thoái lần 3, sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp vừa qua. Hy vọng, Pháp sẽ sớm trở lại để cùng Đức dẫn dắt khối đồng tiền chung châu Âu thoát khỏi thời điểm khó khăn của khủng hoảng, suy thoái và thất nghiệp đang lan rộng.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện