Thứ Hai | 23/04/2012 07:18

Phản ứng của thị trường về kết quả bầu cử Pháp

Phản ứng ban đầu được cho là sẽ hạn chế bởi kết quả bầu cử khớp với kỳ vọng của nhà đầu tư.
Theo kết quả kiểm 95% số phiếu bầu Tổng thống Pháp, ứng cử viên đảng Xã hội Francois Hollande giành 28,3%, trong khi Tổng thống Nicolas Sarkozy chỉ 27%.

Với kết quả này, cả ông Hollande và ông Sarkozy sẽ cùng tham gia vòng bỏ phiếu bổ sung vào tháng 6/5 tới.

Song có điều đáng lưu ý là, ứng viên Marine Le Pen bất ngờ tuy về sau nhưng với tỷ lệ phiếu khác cao là 19,2%. Ứng viên này ửng hộ chính sách hạn chế nhập cư, và do đó cử tri ửng hộ bà có thể sẽ quay sang ủng hộ ông Sarkozy.

Đã có một số dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về kết quả bầu cử Pháp. Chuyên gia phân tích kinh tế trưởng ở BTIG, ông Dan Greenhaus, cho biết, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Pháp tăng mạnh trong những tuần gần đây. “Lo ngại kết quả bầu cử Pháp rõ ràng đã có tác động đến thị trường”, ông Greenhaus nói.

Chuyên gia tài chính tại Đại học Notre Dame, ong Jeffrey Bergstrand, cho rằng, nhiều khả năng, thị trường tài chính sẽ làm tăng chi phí lãi vay của Pháp, và sẽ hạn chế khả năng của ông Hollande tron việc đối đầu với các chính sách của Sarkozy.

Thời gian phản ứng của thị trường là bao lâu hiện vẫn chưa thể chắc chắn. Hầu hết nhà đầu tư hy vọng ông Hollande sẽ chiến thắng Sarkozy và cùng lọt vào vòng bầu cử bổ sung. Kết quả bầu cử ngày 22/4 đúng nhu kỳ vọng này do đó, phản ứng ban đầu của thị trường có thể ở mức hạn chế.

Tuy nhiên, thị trường tài chính Mỹ và quốc tế có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh trong nhiều tuần tới sau khi ứng viên Xã hội Francois Hollande thắng thế Tổng thống.

Ông Hollande muốn đàm phán lại hiệp ước tài chính châu Âu, hạn chế chương trình cắt giảm tiêu công. Ông cũng cam kết sẽ bác bỏ một số cải cách về cắt giảm thâm hụt mà ông Sarkozy đưa ra trước đó.

Cam kết đánh thuế 75% với người thu nhập trên 1 triệu euro của ứng viên Hollande có thể sẽ làm chậm đà phát triển của Pháp, trong khi ý định hạ tuổi hưu sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt ngân sách.

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại tư tưởng này sẽ “đối đầu” với Đức trong công cuộc ứng phó khủng hoảng tài chính châu Âu.

Giống như hầu hết các nước châu Âu khác, kinh tế Pháp đang vật lộn để cỉa thiện thị trường việc làm, một trong những vấn đề mà cử tri đều quan tâm. Hiện tỷ lệ thất nghiệp Pháp là gần 10%, trong khi tăng trưởng GDP năm nay được dự báo gần như không dịch chuyển.

Kết quả bầu cử đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu bùng phát sau nhiều tháng trầm lắng. Nhiều chuyên gia phân tích đặt ra câu hỏi liệu Tây Ban Nha và Italia có tiếp tục duy trì biện pháp cắt giảm sâu và cải cách thị trường lao động.

Vấn đề tài chính châu Âu tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ suốt 2 năm qua bởi Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Nguồn AP/DVT


Sự kiện