Paul Krugman: Nước Mỹ học được gì từ khoản thâm hụt 1.000 tỷ USD?
Theo Paul Krugman, quả thực nước Mỹ đang thâm hụt hơn 1.000 tỷ USD (trên thực tế, tính đến tháng 9/2012, thâm hụt ngân sách Mỹ là 1.089 tỷ USD), song điều mà các nhà hoạch định chính sách nên đặt chính là: Nước Mỹ học được điều gì từ con số đó.
Đối với những người theo lối suy nghĩ của Tiến sĩ Evil (trong bộ phim Austin Powers), họ muốn mọi người xung quanh cũng nghĩ rằng khoản thâm hụt lớn hiện nay là một dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của Mỹ đang ở trong trạng thái không bền vững. Đôi khi, họ còn cho rằng một cuộc khủng hoảng nợ đang tới gần, dù rằng những cảnh báo đại loại như vậy đã được đưa ra hàng năm nay, song không cái nào trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, tồi tệ hơn cả, thâm hụt ngân sách lại trở thành cái cớ để những người này vin vào nhằm kêu gọi bãi bỏ các chương trình an sinh xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe. "Do đó, điều quan trọng là nước Mỹ cần phải hiểu những lo ngại như vậy là hoàn toàn sai", Paul Krugman khẳng định.
Paul Krugman không phủ nhận nước Mỹ đang gặp khó khăn về ngân sách trong dài hạn, mà nguyên nhân là do dân số già và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng. Tuy nhiên, ông cũng nhận định thâm hụt ngân sách hiện tại không phải là nguyên nhân khiến nước Mỹ gặp khó khăn, cũng như không đe dọa tới tính bền vứng của các chương trình bảo hiểm xã hội. Thay vào đó, thâm hụt ngân sách chỉ phản ánh tình trạng trầm cảm của nền kinh tế. Thậm chí Paul Krugman còn cho rằng suy thoái sẽ còn diễn ra tồi tệ hơn nếu các hoạch định chính sách cố tình thu hẹp thâm hụt ngân sách một cách nhanh chóng.
Để lý giải cho nhận định thâm hụt ngân sách không thực sự nguy hại như nhiều người lo ngại, Krugman cho rằng trước hết cần phải hiểu một ngân sách bền vững là như thế nào.
"Câu trả lời là trong một nền kinh tế đang phát triển, ngân sách không nhất thiết phải được cân bằng để có thể bền vững", Krugman nói. Đơn cử, nợ liên bang vào những năm cuối thời tổng thống Bin Cliton cao hơn rất nhiều so với lúc ông mới đắc cử, điều này có nghĩa các khoản thâm hụt của chính quyền Clinton trong những năm đầu cao hơn các khoản thặng dư trong những năm cuối. Tuy nhiên, do tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng trong suốt 8 năm, tỷ lệ nợ trên GDP đã giảm mạnh từ 49% xuống 33%.
Hiện tại, nếu tính toán hợp lý các chỉ số như tăng trưởng tương lai và lạm phát, tỷ lệ nợ trên GDP của nước Mỹ sẽ ở mức ổn định hoặc có xu hướng giảm nếu ngân sách Mỹ thâm hụt 400 tỷ USD.
Tuy nhiên, do khoản thâm hụt hiện tại lên tới 1.000 tỷ USD, do đó 600 tỷ USD thâm hụt còn lại chính là con số cho thấy kinh tế Mỹ đang trầm cảm - tức là hoàn toàn chững lại.
Nguồn New York Times/Khampha
không nghiêm trọng như nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn rêu rao.