Thứ Bảy | 31/03/2012 22:38

Paul Krugman: Kinh tế thế giới thực ra đã rơi vào đại khủng hoảng

Các biện pháp thắt chặt ngân sách của chính phủ châu Âu có thể sẽ đẩy kinh tế toàn cầu sâu hơn vào thời kỳ đại khủng hoảng kiểu thập niên 1930.
Kinh tế gia đạt giải Nobel, ông Paul Krugman, chỉ ra kinh tế Italia hiện đang chìm sâu hơn vào suy thoái còn kinh tế Tây Ban Nha đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 23%. Trên bàn đàm phán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu, dường như chưa có biện pháp nào để ngăn tình trạng suy giảm của các nền kinh tế.

Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu hoàn toàn sai lầm khi khăng khăng áp dụng và yêu cầu các nước phải thực thi chính sách thắt chặt ngân sách. Dù Chính phủ Đức có nói đến chính sách kích thích thế nhưng điều kiện tiên quyết vẫn phải là thắt chặt chi tiêu.

Ông khẳng định thay cho việc cứ yêu cầu thắt chặt ngân sách, khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đến một chương trình nới lỏng định lượng (QE) từ Ngân hàng trung ương châu Âu và nâng lạm phát mục tiêu. Ông chỉ ra nếu lạm phát mục tiêu là 4%, sẽ dễ kiểm soát tình hình hơn rất nhiều so với lạm phát mục tiêu 1% vốn không thể thành hiện thực và chính phủ những nước vẫn có khả năng nới lỏng chính sách tài khóa như Đức hay Hà Lan, họ cần phải làm như vậy.

Đối với cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông cũng tin rằng Fed cần nâng lạm phát mục tiêu, mức lạm phát mục tiêu 2% chỉ phù hợp với thời điểm trước khủng hoảng. Ông tin các nền kinh tế phát triển sẽ không nhập khẩu lạm phát.

Ông cho rằng kinh tế thế giới hiện đã ở trong trạng thái đại khủng hoảng, dù vậy mọi chuyện không quá tồi tệ như thập niên 1930. Dù vậy, kinh tế Anh sẽ có khoảng thời gian suy thoái tồi tệ hơn.

Nguồn http://cafef.vn


Sự kiện