Paul Krugman: Giảm nợ công đơn giản bằng máy in tiền
Các nhà kinh tế học luôn luôn tranh cãi với nhau. Ai đó cổ vũ cho cái gọi là "bàn tay vô hình của thị trường", còn ai đó lại đoan chắc rằng, nhà nước cần phải quản lý tài chính. Ai đó kêu gọi phải chi tiêu nhiều hơn, còn ai đó lại cố gắng thuyết phục mọi người cần phải tiết kiệm hơn nữa.
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế Paul Krugman vừa công bố một cuốn sách với tiêu đềđầy tham vọng "Có lối thoát khỏi khủng hoảng". Nhà khoa học nổi tiếng này định đưa ra những lờikhuyên gì cho các chính phủ? Và những việc ông khuyên làm có thể ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tếthế giới?
Nợ nần lắm lúc cũng hay
Đã có hàng trăm tác phẩm viết về những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện tại. Các nhàkinh tế luôn luôn rất giỏi "nói vuốt đuôi". Thế nhưng, Krugman lại đưa ra một góc nhìn khác đối vớivấn đề tưởng đã được bàn nát nước rồi.
Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ này viết: "Thực ra thì các khoản nợ cũng là một điều rất hữuích. Xã hội của chúng ta hẳn đã nghèo hơn rất nhiều, nếu tất cả những ai muốn mua một căn nhàriêng cho mình đều đã phải thanh toán bằng tiền mặt. Nếu tất cả các chủ doanh nghiệp nhỏ, nhữngngười muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, đều phải lôi tiền từ trong túi ra để trả. Trong trường hợpnày, các khoản nợ không làm cho xã hội về mặt tổng thể trở nên nghèo hơn. Món nợ của người này thựcra lại là tài sản của người khác".
Tuy nhiên, trong câu chuyện này vẫn cần một "ranh giới vàng". Theo nhà kinh tế họcKrugman, sau cuộc Đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước, ở Mỹ đã đưa ra những đạo luật nhằmphòng ngừa các cuộc khủng hoảng nảy nòi trong tương lai. Người Mỹ đã tạo ra một hệ thống bảo hiểmtiền gửi và siết chặt lại các quy định cho vay. Thật không may là ở vào cuối thế kỷ XX, chính phủMỹ và một số nước khác vì sao đấy lại quên bẵng đi những nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng và họ bắt đầu can dự vào các cuộc chơi đầu cơ tài chính nguy hiểm.
Chi phí - đường đến phồn vinh
Nhà kinh tế học Krugman cho rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay có nhiều nét rất giống như cuộc Đạisuy thoái. Điều đó có nghĩa rằng, các xử lý nó cũng cần phải tương đồng.
"Mùa hè năm 1940, nước Mỹ bắt đầu chính thức tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vàcác chi tiêu quân sự bỗng tăng vọt lên. Việc này tạo thêm công ăn việc làm và làm tăng thu nhập củangười dân. Điều tương tự cũng đã xảy ra với các khoản chi phí. Càng bán được nhiều hàng thì kinhdoanh càng tăng trưởng. Nhờ thế mà suy thoái đã chấm dứt. Các khoản chi tiêu của chính phủđã dẫn đến việc phục hồi nền kinh tế. Đó là lý do tại sao mà mùa hè năm 2011, tôi đã nói đùa rằng,chúng ta cần một mối đe dọa giả định về một cuộc xâm lăng của những người ngoài hành tinh để dẫnđến việc chi tiêu lớn hơn cho các biện pháp phòng thủ chống lại các cuộc tấn công đến từ khônggian".
Đương nhiên, các nhà chức trách cũng cần phải lấy tiền từ đâu đó ra. Trong trường hợp này thìcần khởi động máy in. Nói một cách chính xác hơn, cần phải bổ sung thêm các trái phiếu.
"Chống lại sự suy giảm trong sản xuất không phải là việc phức tạp lắm: Hệ thống Dự trữ Liên bang(tức là ngân hàng trung ương) nên in thêm nhiều tiền hơn...".
Vấn đề của nước Mỹ hiện nay là món nợ công đang ở mức rất lớn, hơn 16 nghìn tỷ USD. Nhà kinh tếhọc Krugman tin rằng, chiến lược tốt nhất là phá giá nó. Việc này có thể được thực hiện bằngcách tạo ra một sự lạm phát tầm thường nhất.
Theo Krugman, cần phải làm tăng giá hàng hóa tại Mỹlên tới 4% mỗi năm, tức là gấp đôi hiện nay. Có thể tránh được nguy cơ làm nảy sinh siêu lạm phát:trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn thì giá đằng nào cũng gần như không gia tăng.
Hơn nữa, "thực ra thì không có bi kịch gì trong việc các khoản nợ tiếp tục phát triển. Về bảnchất vấn đề thì chúng ta chỉ phải trả phần trăm lãi cho nó".
Nhà kinh tế học Krugman đã làm một phép tính đơn giản. Tất cả mọi quốc gia trên thế giới đềuđang mua trái phiếu của chính phủ Mỹ với mức thuế suất rẻ mạt: 1 - 2% mỗi năm. Và nếu đồng USD sẽmất giá với tốc độ 4% một năm, thì theo dòng thời gian món nợ nước ngoài thực tế của Mỹ sẽ chỉ giảmđi.
Nhà kinh tế học người Mỹ đã đưa ra một kết luận khá trắng trợn: "Nhìn từ một góc độ nào đó thìđiều này có nghĩa là, người đi vay được tha thứ cho những sự thái quá trong quá khứ của họ, nhưngcó lẽ cũng không cần lẫn lộn giữa kinh tế và đạo đức"…
Thắt lưng buộc bụng dẫn đến suy thoái
Nhà kinh tế học Krugman tin rằng, châu Âu đang trên con đường hướng tới sụp đổ. Người châu Âu đãgặp vận xui khi ở "thế giới cũ" xuất hiện đồng tiền chung euro. Một mặt, việc này cũng mang lạinhững hoa thơm trái ngọt nhất định: hoạt động thương mại ở châu Âu đã trở nên sôi nổi hơn. Nhưngcác chính trị gia châu Âu đã không tính đến một đặc điểm quan trọng: các nước thuộc khu vực đồngeuro quá "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Kết quả là, mức lương ở miền nam châu Âu trong 10năm, đã gia tăng đáng kể nhưng chất lượng công việc ở đó không hề tốt hơn lên. Và tình trạng mấtcân bằng cũng nảy sinh từ đó.
"Việc có đồng tiền riêng của mình tạo nên những lợi thế. Một ví dụ cho câu chuyện này là hiệntượng làm mất giá đồng tiền của mình trong mối quan hệ với các đồng tiền khác, để làm nhẹ nhõm hơnquá trình thích ứng với những cú sốc kinh tế".
Nhà kinh tế học Krugman đã đưa ra một thí dụ còn chưa quá xa về mặt thời gian. Đó là những gì đãxảy ra ở nước Nga vào năm 1998, khi đồng rúp giảm mạnh so với đồng USD. Điều này đã tạo ramột động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI. Về ýtưởng thì hiện nay có thể làm những gì tương tự ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và CH Síp. Tuynhiên, tới giờ thì đã muộn.
"Tất nhiên là có thể thuyết phục (hoặc bắt buộc) người lao động Tây Ban Nha chấp nhận giảm lương20%. Nhưng đã là công nhân thì bao giờ cũng phản đối việc cắt giảm lương. Đặc biệt là nếu họkhông chắc chắn rằng những người khác cũng bị giảm như họ… Trong khi đó, nhà nước có thể giảm mứcthu nhập đó 20% bằng cách cho mất giá của đồng tiền".
Theo lời Krugman, châu Âu đã phạm thêm một sai lầm nữa: họ đã quyết định bày tỏ tính nguyên tắcvà trừng phạt những quốc gia đã phung phí tiền bạc và ngày một chìm sâu hơn vào nợ nần. Nhưng mộtchính sách như vậy đang càng ngày càng đẩy các nước ở "lục địa cũ" vào một cuộc khủng hoảng.
"Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xác định được 173 trường hợp thắt lưng buộc bụng tài chính chặtchẽ ở các quốc gia khác nhau trong giai đoạn 1978-2009. Và một chính sách như thế đã dẫn tới thựctrạng suy giảm sản xuất trong tất cả các lĩnh vực và làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng".
Tựu trung là, nhà kinh tế học Krugman chỉ đưa ra một toa thuốc duy nhất: chi phí nhiều hơn, mắcnợ thêm và song song với đó là ngày càng làm mất giá đồng tiền bản địa. Nhưng toa thuốcnày chỉ thích hợp với những con nợ. Thế còn chủ nợ thì phải làm sao? Cho tới nay vẫn không có câutrả lời…
Paul Robin Krugman Sinh ngày 28/2/1953 tại Long Island, New York. Là một hậu duệ của dòng họ Do Thái đã di cư tớiMỹ từ Brest (nay thuộc Belarus). Krugman từng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế học tại Đại học Yale năm 1974 và hoàn thành chươngtrình tiến sĩ kinh tế học tại Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) năm 1977. Chuyên ngành chínhcủa ông là kinh tế học vĩ mô quốc tế. Ông là một đại biểu của trường phái kinh tế học Keynesmới. Luận văn tiến sĩ của ông về mô hình khủng hoảng cán cân thanh toán được đánh giá như một đónggóp lớn cho lý luận kinh tế học quốc tế. Năm 1991, ông được Hội Kinh tế Hoa Kỳ tặng giải John BatesClark. Krugman từng làm giảng viên tại các trường Đại học Yale, Đại học Stanford, Trường Kinh tế vàkhoa học chính trị London, MIT và Princeton. Ông tham gia nhiều hội đồng khoa học của Quỹ Tiền tệQuốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Cộng đồng châu Âu (EU). Ngoài công tác giảng dạy vànghiên cứu, ông còn tham gia viết các bài liên quan đến kinh tế với phương pháp tiếp cận bình dâncho tờ New York Times. Ông đã công bố trên 20 cuốn sách và hơn 200 bài nghiên cứu bao gồm cả nhữngbài về kinh tế học cho đối tượng độc giả là tầng lớp bình dân. Các công trình của ông thuộc vàoloại được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất thế giới. Theo đánh giá của dự án RePEc, Krugman là mộttrong 50 nhà kinh tế học xuất sắc nhất hiện nay. Cuốn giáo trình Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách của ông viết chung với MauriceObstfeld là một trong những giáo trình kinh tế học quốc tế trình độ sơ cấp phổ biến nhất thế giới,đã được tái bản tới gần chục lần. Mùa thu năm 2008, ông nhận được giải thưởng Nobel kinh tế… |
Nguồn CAND