Chuyển sang nhiên liệu khác thay thế cho khí đốt là 1 thử thách khó khăn hơn nhiều so với không dùng xăng. Ảnh: Brookings.
'Ông vua nhiên liệu' của thế kỷ XXI
Giá khí đốt đã tăng chóng mặt trên toàn thế giới, nhưng tình hình này càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu. Nhiều nước châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt và thậm chí mất điện khi nhiệt độ giảm vào mùa đông này.
Theo CNBC, một trong những nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này là khí đốt chính là lựa chọn dễ dàng nhất để thay thế cho than đá trong bối cảnh các quốc gia chịu nhiều áp lực buộc phải cắt giảm khí thải, mà trong trường hợp của Trung Quốc là thực hiện lời hứa về "bầu trời trong xanh".
Không giống như dầu mỏ cung cấp nhiên liệu cho các cỗ máy vận tải, khí đốt cung cấp điện – gồm điện chiếu sáng và là nhiên liệu dùng để sưởi ấm trường học, cơ sở kinh doanh và gần 40% hộ gia đình ở Mỹ.
Hơn nữa, điện cũng đang là lựa chọn thay thế cho xăng. Nếu như trước đây người ta phụ thuộc vào khí đốt thì giờ chúng ta càng phụ thuộc vào loại nhiên liệu này. Khí đốt cung cấp năng lượng cho khoảng 40% trạm điện ở Mỹ. Ngoài ra, xu hướng chuyển sang dùng xe điện cũng sẽ làm tăng vọt nhu cầu sử dụng khí đốt, ngược lại làm giảm nhu cầu về dầu mỏ.
Hơi nước bốc lên từ các tháp giải nhiệt của nhà máy điện Lippendorf ở phía nam Leipzig, Đức. Ảnh: Getty Images. |
Tính đến tháng 8, gần 20% số xe hơi bán ra ở Trung Quốc là xe điện. Tại Đức, tỉ lệ này lên tới 29% (tính cả xe hybrid).
Nhu cầu về dầu mỏ sẽ đạt đỉnh trước khi nhu cầu về khí đốt đạt đỉnh và dầu mỏ dễ dàng bị thay thế hơn nhiều so với khí đốt. Ở Mỹ, tất cả những gì người ta cần làm chỉ là chuyển sang lái 1 chiếc xe điện và nhu cầu về xăng của gia đình sẽ gần như biến mất hoàn toàn chỉ sau 1 đêm. Đó chính là lý do tại sao những nhà giao dịch dầu mỏ như Piere Andurand dự đoán nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2027, thậm chí là sớm hơn.
Hiện, giá dầu đã quay trở lại quanh mức 80 USD/thùng. Lần cuối giá chạm mức cao như vậy là vào cuối năm 2014. Khi đó Exxon Mobil là một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, với cổ phiếu được giao dịch ở mức 90 USD/cổ. Ngày nay, cổ phiếu Exxon ở quanh mức 60 USD. Exxon bị loại khỏi chỉ số công nghiệp Dow Jones, với giá trị vốn hóa chỉ bằng 1/3 Tesla.
Nhu cầu năng lượng đã tăng vọt khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại và người tiêu dùng quay trở lại các hoạt động trước đại dịch, nhưng nguồn cung vẫn eo hẹp khiến các nhà sản xuất không muốn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.
Chuyển sang nhiên liệu khác thay thế cho khí đốt là 1 thử thách khó khăn hơn nhiều so với việc không dùng xăng. Cho dù các nguồn năng lượng tái tạo đang trở nên phổ biến hơn, nước Mỹ vẫn sẽ phải phụ thuộc vào khí đốt trong một thời gian dài.
Tình hình ở châu Âu thậm chí còn tồi tệ hơn. Sản lượng khai thác khí đốt đã giảm mạnh, các nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa, khiến châu Âu phải phụ thuộc nặng nề vào các đường ống khí đốt của Đức hoặc cạnh tranh gay gắt để có được những thùng khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu.
Nga đã dự đoán được tất cả những điều này. Chứng kiến quyền lực địa chính trị bị bào mòn vì nhu cầu về dầu mỏ sụt giảm mạnh, Nga nhanh chóng trở thành nhà cung ứng khí đốt hàng đầu thế giới và là nhà cung ứng quan trọng của châu Âu. Ngay sau khi Nga tuyên bố can thiệp để bình ổn thị trường, giá khí đốt ở châu Âu đã quay đầu giảm mạnh sau nhiều ngày tăng vọt.
Trong dài hạn, nước Mỹ - vốn là một trong 4 nước sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới (cùng với Nga, Qatar và Australia) – cũng có thể nhảy vào và lấp đầy khoảng trống nguồn cung. Trong suốt thập kỷ vừa qua, giá khí đốt đã ở mức thấp một cách khó hiểu. Mặc dù, tăng gấp đôi so với 1 năm trước, giá khí đốt do Mỹ sản xuất vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với mức giá mà châu Âu đang phải trả. Cán cân thương mại và GDP của Mỹ sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc nhu cầu LNG của thế giới tăng vọt.
Nước Mỹ sẽ thực sự gặp vấn đề nếu cả nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách quay lưng với hoạt động sản xuất LNG. Mùa đông này, câu chuyện sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Có thể bạn quan tâm: