Economist

 
Mạnh Đức Thứ Hai | 11/06/2018 14:00

Ông Trump và nhóm G7 "bằng mặt không bằng lòng"

Ngoài mặt, ông Trump và các lãnh đạo khác của nhóm G7 đã đạt đồng thuận, nhưng thực tế không phải như vậy.

Trong một khoảnh khắc, các lãnh đạo Nhóm Bảy nước công nghiệp (G7) tham dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm của họ, tại một ngôi làng miền núi ở Quebec, trông như họ đã có thể khắc phục sự khác biệt với Tổng thống Donald Trump và đạt được đồng thuận. Họ chỉ đơn giản là đưa ra những lời lẽ nhằm ủng hộ Mỹ về những vấn đề mà ai cũng biết nó phải như thế, chẳng hạn như hỗ trợ dân chủ, tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế và chống khủng bố. Ngay cả ông Trump cũng tỏ ra hài lòng, kêu gọi hội nghị thượng đỉnh tuyệt vời và đánh giá mối quan hệ của ông với các nhà lãnh đạo khác là 10/10.

Tuy nhiên, chỉ mười phút sau khi thông báo chính thức được đưa ra, ông Trump đã thay đổi ý định. Ông đã đăng lên tweet từ đâu đó trên Thái Bình Dương, trên đường thực hiện “nhiệm vụ hòa bình” của mình ở Singapore với ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triều Tiên, rằng ông đã chỉ thị cho các quan chức của ông không tán thành bản tuyên bố chung của G7. Ông đã công kích Justin Trudeau, Thủ tướng Canada và chủ nhà hội nghị thượng đỉnh, vì đã đưa ra tuyên bố sai lầm tại cuộc họp báo cuối cùng của ông, và tiếp tục đe dọa áp đặt thuế đối với xe ô tô được cho là “tràn ngập thị trường Mỹ!”.

Đó là một sự thể khó hiểu. Một phát ngôn viên cho biết ông Trudeau đã không nói gì trong cuộc họp báo những điều mà ông chưa từng nói với ông Trump, cả công khai và riêng tư. Không rõ liệu sự đảo ngược của ông Trump có phải là do ông Trudeau xác nhận rằng Canada sẽ trả đũa việc áp thuế thép và nhôm của Mỹ (hai nhà lãnh đạo đã thảo luận điều này). Hay là Canada từ chối đề xuất của ông Trump rằng một thỏa thuận về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ có một điều khoản hoàng hôn? (Điều này cũng được thảo luận, mặc dù rằng ông Trump tin rằng người Canada sẽ thỏa hiệp).

Trong chính hội nghị thượng đỉnh, mà ông Trump đã ra về sớm, các bên có vẻ đã hòa giải với nhau. Các nhà lãnh đạo khác đã nói những lời ủng hộ nhiệt tình cho nỗ lực của ông Trump nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Thậm chí còn có những dấu hiệu cho thấy nhóm đã vượt qua những khác biệt của họ về Nga. Trước khi rời Washington, ông Trump đã nói rằng Nga nên được kết nạp lại vào nhóm, sau khi đã loại trừ nước này vào năm 2014 sau khi sáp nhập Crimea. Nhưng cuối cùng, Nga cũng không nhận được lời mời tham gia cuộc họp nhóm vào năm tới ở Biarritz, Pháp.

Về thương mại, có vẻ như ông Trump đang muốn đạt được một số điều lớn lao, khi ông kêu gọi chấm dứt tất cả các khoản trợ cấp, thuế quan và các hàng rào phi thuế quan cho thương mại. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy ông Trump kém hiểu biết về hệ thống thương mại toàn cầu hơn là một lời mời nghiêm túc tới bàn đàm phán. Mặc dù vậy, thông qua các thông tin chung, giới quan sát đã nhận được những sự đồng thuận, bao gồm cam kết đồng ý về các quy định mới liên quan đến “trợ cấp bóp méo thị trường” và các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, sau tất cả, những dòng tweets xuyên Thái Bình Dương của ông Trump đã tạo ra sự kích động. Lời đe dọa tăng thuế đối với xe hơi của ông Trump không phải là mới. Một cuộc điều tra chính thức về việc liệu xe ô tô có phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ hay không đã được thực hiện vài tuần trước đây. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Trump phản đối việc Canada áp thuế lên các sản phẩm sữa. Việc ông Trudeau không muốn chấp nhận một điều khoản hoàng hôn khó khăn cho NAFTA, hoặc chấp nhận thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm mà không trả đũa, cũng đã rõ ràng.

Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là một số bên vẫn tin rằng họ có thể thuyết phục ông Trump bởi những thực tế. Tại cuộc họp, các đối tác của ông Trump đã mang các số liệu thương mại đến phiên họp nhằm thuyết phục ông Trump rằng quan điểm phần còn lại của thế giới là không công bằng đối với Mỹ là không đúng. Sau đó, ông nói với các phóng viên những người khác đã mỉm cười với ông ấy như thể họ không thể tin rằng họ đã bị trừng phạt vì đã lợi dụng Mỹ như một "con heo đất" quá lâu. “Điều này đã kết thúc,” ông nói.

Vậy do đâu Tổng thống Donald Trump đã thay đổi ý kiến vào giờ chót? Nhiều nhà quan sát cho rằng, nguyên thủ Mỹ phẫn nộ vì thủ tướng Justin Trudeau trong cuộc họp báo kết thúc thượng đỉnh G7 hôm 9/6/2018, một lần nữa chỉ trích thuế nhôm thép của Mỹ là "bất hợp pháp và bất công",

G7 lần tới sẽ tổ chức tại thành phố biển Biarritz miền tây nam nước Pháp. Tổng thống Macron trong cuộc họp báo hôm qua để ngỏ cánh cửa mời Nga trở lại câu lạc bộ G7 như đề nghị của nguyên thủ Mỹ, với điều kiện là Nga tôn trọng thỏa thuận Minsk về Ukraina".

Theo Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trước mắt Moscow không có nhu cầu tham gia khối các nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Nguồn Economist