Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Kevin Frayer.
Ông Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine lần đầu tiên kể từ chiến tranh
Trong cuộc trò chuyện đầu tiên kể từ cuộc tấn công của Nga vào năm ngoái, ông Tập cũng nói với nhà lãnh đạo Ukraine rằng Trung Quốc sẽ cử một phái viên đến thăm Kiev. Các quan chức Ukraine cho biết cuộc trò chuyện kéo dài gần một giờ và là một “cuộc đối thoại quan trọng”.
Các cuộc đàm phán nhấn mạnh những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc định vị mình là một bên trung gian, trung lập, khi cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin kéo dài sang năm thứ 2.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 26/4 cho biết ông đã có một cuộc điện đàm "dài và có ý nghĩa" với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, hy vọng nó sẽ tạo động lực cho mối quan hệ với Bắc Kinh.
Tổng thống Ukraine tweet về cuộc gọi với Chủ tịch Tập. |
"Tôi đã có một cuộc điện đàm dài và đầy ý nghĩa với Chủ tịch Tập Cận Bình", ông viết trên Twitter. "Tôi tin rằng cuộc gọi này, cũng như việc bổ nhiệm đại sứ Ukraine tại Trung Quốc, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển quan hệ song phương của chúng ta", ông nói thêm. Cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Pavlo Riabikin là người được bổ nhiệm làm đại sứ.
Trước đó, vào đầu tháng 4, ông Tập từng cho biết ông sẵn sàng nói chuyện với ông Zelenskiy. Tổng thống Ukraine đã nhiều lần thể hiện mong muốn gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc đã thăm Nga hồi tháng 3. Hôm 21/3, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, theo TASS.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một thỏa thuận mới tại Điện Kremlin ở Moscow vào tháng 3. Ảnh: Reuters. |
Trong cuộc gặp, 2 bên nhấn mạnh đàm phán là giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Phía Nga cam kết nối lại các cuộc đàm phán sớm nhất có thể. Tuy nhiên, 2 bên không công bố chi tiết hay điều kiện tiên quyết mới cho bất kỳ sáng kiến hòa bình nào.
Trong bối cảnh đó, thương mại giữa 2 nước đã tăng mạnh kể từ khi Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow để đáp trả chiến tranh. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa cung cấp vũ khí trực tiếp cho Nga - một ranh giới mà Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh không được vượt qua.
Có thể bạn quan tâm:
Nỗi lo không tưởng của nước có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Nguồn Bloomberg