Thứ Bảy | 07/09/2013 15:43
Ông Obama thừa nhận thất bại tại G20
Thất bại tại G20 sẽ làm tăng thêm khó khăn cho ông Obama khi thuyết phục cử tri Mỹ ủng hộ tấn công Syria.
Tổng thống Mỹ Obama đã thất bại trong việc kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế cho kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria sau 2 ngày vận động hành lang ở St. Petersburg, Nga.
Thuyết phục các nhà lãnh đạo nước ngoài ủng hộ cho kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ vào Syria mà Mỹ từng tuyên bố sẽ không cần tới sự cho phép của Liên Hợp Quốc có thể coi là lý do chính để ông Obama có mặt tại St Petersburg hôm 5/9 tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Ông Obama cũng đã có cuộc tranh luận dài với người đồng cấp Nga, ông V.Putin, về quan điểm của mỗi bên trong vấn đề Syria. Ông Putin nhấn mạnh rằng đa số các nhà lãnh đạo, trong đó có các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Italy, Đức và Nam Phi đều phản đối bất cứ hành động can thiệp quân sự nào mà không được sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Nga Putin không chỉ phản đối hành động can thiệp quân sự vào Syria mà còn bác bỏ cáo buộc của Washington và các đồng minh của Mỹ khi nói rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công ở ngoại ô Damascus ngày 21/8.
Các thành viên duy nhất của nhóm G20 ủng hộ kế hoạch của chính quyền Mỹ hiện tại gồm có Canada, Pháp, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, theo cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama, bà Susan Rice, Australia, Anh, Italy, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng có thể được thêm vào danh sách các đồng minh của Mỹ ủng hộ một cuộc tấn công vào Syria.
Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của ông Obama sẽ làm tăng thêm các khó khăn trong nỗ lực của ông nhằm thuyết phục các nhà lập pháp và cử tri nước Mỹ ủng hộ cuộc tấn công vào Syria.
Ông Obama xác nhận, ông đã thất vọng nặng nề và có thể ông cũng sẽ không thành công trong việc thuyết phục công chúng Mỹ, những người vẫn phản đối hành động can thiệp quân sự vào Syria theo kết quả thăm dò. Tuy nhiên, ông Obama vẫn khẳng định sẽ có bài phát biểu trực tiếp trước công chúng Mỹ vào đầu tuần tới. Dư luận coi đây là một nỗ lực cuối cùng của chính quyền Mỹ nhằm "bảo vệ tính đúng đắn của quyết định can thiệp quân sự vào Syria".
Theo ThinkProgress, phần lớn các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ hoặc là chưa quyết định hoặc có thể bỏ phiếu chống lại hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào quốc gia Trung Đông.
Thuyết phục các nhà lãnh đạo nước ngoài ủng hộ cho kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ vào Syria mà Mỹ từng tuyên bố sẽ không cần tới sự cho phép của Liên Hợp Quốc có thể coi là lý do chính để ông Obama có mặt tại St Petersburg hôm 5/9 tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Ông Obama cũng đã có cuộc tranh luận dài với người đồng cấp Nga, ông V.Putin, về quan điểm của mỗi bên trong vấn đề Syria. Ông Putin nhấn mạnh rằng đa số các nhà lãnh đạo, trong đó có các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Italy, Đức và Nam Phi đều phản đối bất cứ hành động can thiệp quân sự nào mà không được sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Nga Putin không chỉ phản đối hành động can thiệp quân sự vào Syria mà còn bác bỏ cáo buộc của Washington và các đồng minh của Mỹ khi nói rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công ở ngoại ô Damascus ngày 21/8.
Các thành viên duy nhất của nhóm G20 ủng hộ kế hoạch của chính quyền Mỹ hiện tại gồm có Canada, Pháp, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, theo cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama, bà Susan Rice, Australia, Anh, Italy, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng có thể được thêm vào danh sách các đồng minh của Mỹ ủng hộ một cuộc tấn công vào Syria.
Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của ông Obama sẽ làm tăng thêm các khó khăn trong nỗ lực của ông nhằm thuyết phục các nhà lập pháp và cử tri nước Mỹ ủng hộ cuộc tấn công vào Syria.
Ông Obama xác nhận, ông đã thất vọng nặng nề và có thể ông cũng sẽ không thành công trong việc thuyết phục công chúng Mỹ, những người vẫn phản đối hành động can thiệp quân sự vào Syria theo kết quả thăm dò. Tuy nhiên, ông Obama vẫn khẳng định sẽ có bài phát biểu trực tiếp trước công chúng Mỹ vào đầu tuần tới. Dư luận coi đây là một nỗ lực cuối cùng của chính quyền Mỹ nhằm "bảo vệ tính đúng đắn của quyết định can thiệp quân sự vào Syria".
Theo ThinkProgress, phần lớn các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ hoặc là chưa quyết định hoặc có thể bỏ phiếu chống lại hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào quốc gia Trung Đông.
Nguồn VOV News