The Economist
Ông chủ Facebook đã nói gì trước Quốc hội Mỹ?
→Zuckerberg đang cố gắng giải cứu Facebook
Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook, đã viết trong một tin nhắn tới một người bạn vào năm 2004, sau khi tự hào rằng ông đã có dữ liệu cá nhân, bao gồm hình ảnh, e-mail và địa chỉ, khoảng 4.000 của người sử dụng mạng xã hội của mình. Anh ta đề nghị chia sẻ bất cứ thông tin nào mà bạn mình muốn xem.
Ngày 11.4, Mark Zuckerberg đã có một phiên trả lời trước Quốc hội Mỹ ở Washington về vụ tranh chấp về quyền riêng tư mới nhất của công ty, trước tiên là một cuộc điều trần chung của hai Ủy ban Thượng viện kéo dài khoảng bốn giờ đồng hồ và ngày 12.4 là một Ủy ban Hạ viện.
Thừa nhận những sai lầm
Phát biểu tại buổi điều trần, ông chủ Facebook thể hiện một thông điệp rõ ràng như trong văn bản mà ông đã trình Ủy ban Năng lượng và thương mại Hạ viện Mỹ trước đó. Theo đó, CEO này đã xin lỗi và thừa nhận trách nhiệm vì đã hành động không đủ để ngăn chặn vụ bê bối để lộ thông tin người dùng xảy ra vừa qua.
Trả lời chất vấn trước các nghị sĩ, ông Zuckerberg khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Facebook là ngăn chặn các đối tượng nước ngoài can thiệp cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016, mà như lâu nay các nhà điều tra Mỹ vẫn cáo buộc Nga liên quan.
Ngoài ra, CEO của Facebook cũng trả lời chất vấn liên quan đến việc trang mạng xã hội này cho phép thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng, hầu hết ở Mỹ, có thể đã bị chia sẻ với Công ty Tư vấn chính trị Cambridge Analytica (CA).
Nội dung chất vấn cũng đề cập tới cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về nghi vẫn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 và một số vấn đề khác. Hiện ông Mueller đang tìm bằng chứng cho vai trò của CA trong chiến dịch tranh cử giúp Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng.
Trước đó, ông Zuckerberg nhận định Facebook có thể cần vài năm để sửa chữa các vấn đề bị phát hiện trong vụ rò rỉ dữ liệu người dùng vừa qua.
Ông thừa nhận một trong những sai lầm của Facebook là đã quá tập trung vào việc kết nối mọi người mà không đầu tư hay nghĩ đến mặt trái của việc sử dụng các công cụ có thể gặp rủi ro bảo mật.
14 năm hoạt động của Facebook luôn ngập tràn những lời xin lỗi về vấn đề bảo mật thông tin người dùng.
Và phiên trả lời trước Quốc hội vừa rồi cũng không phải ngoại lệ. Zuckerberg đã quá tỉnh táo và khôn ngoan trước những áp lực đến từ phía các Thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, sự bình tĩnh của Zuckerberg chỉ phần nào xoa dịu tâm lý của người dùng sau chuỗi ngày đen tối vừa qua, chứ nó không đồng nghĩa với việc Facebook đã tìm ra giải pháp cụ thể cho những rắc rối mà họ đang phải đối mặt.
Nhiều chuyên gia nhận định buổi điều trần vừa qua chẳng có gì nổi bật ngoài những lời xin lỗi liên tiếp cùng những hứa hẹn cải cách trong tương lai gần. Tuy nhiên, những cải cách đó là gì, biện pháp triển khai cụ thể ra sao thì lại chẳng được đề cập đến, hoặc có nhưng rất mờ nhạt, không rõ ràng.
Zuckerberg khẳng định anh luôn sẵn sàng tuân thủ những luật lệ chung, bao gồm cả điều luật yêu cầu Facebook phải có trách nhiệm thông báo cho người dùng mỗi khi sử dụng dữ liệu của họ trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, anh nhận định những điều luật này, nếu thực sự được ban hành, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những đơn vị, nền tảng nhỏ nhiều hơn so với Facebook.
Có một câu hỏi của Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Richard J. Durbin khi ông muốn biết tên khách sạn mà Zuckerberg đã ở vào đêm 9/4 vừa qua cũng như danh tính những người mà vị CEO của Facebook đã nhắn tin trong tuần này.
Đó cũng là lần hiếm hoi người ta thấy Zuckerberg tỏ ra bất ngờ và bối rối trong lần đầu tiên đối mặt với Quốc hội Mỹ. Sau một thoáng thất thần, anh đã từ chối tiết lộ và rơi ngay vào “cái bẫy” của Durbin. Vị Thượng nghị sĩ này cho rằng đó chính là vấn đề về giới hạn quyền riêng tư và cũng chính là nguyên nhân khiến Zuckerberg phải có mặt trong phiên điều trần vừa qua.
Ngoài ra, Thượng nghị sĩ John Kennedy cũng gây ấn tượng mạnh khi thẳng thắn chỉ trích chính sách dịch vụ, đặc biệt là các điều khoản về bảo mật thông tin người dùng của Facebook quá phức tạp. Ông thậm chí còn yêu cầu Zuckerberg “về nhà và viết lại nó” để mọi thứ trở nên đơn giản, minh bạch hơn.
Không thể phủ nhận sự bình tĩnh trong phiên điều trần cũng như bản lĩnh sau hơn 1 thập kỷ cùng Facebook trải qua nhiều sóng gió của Zuckerberg đã cứ nguy cho mạng xã hội lớn nhất thế giới này cũng như rất nhiều hãng công nghệ khác tại Thung lũng Silicon. Sau tất cả, dữ liệu người dùng vẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hiện nay. Chính nhờ "màn trình diễn" tuyệt vời này đã giúp cho cổ phiếu của Facebook tăng đến 4,5% sau khi tụt dốc thê thảm trong thời gian vừa qua.
Nguồn The Economist