Thứ Bảy | 29/03/2014 07:20

OECD: Nhu cầu vay nợ ròng của các nước phát triển sẽ giảm xuống thấp nhất kể từ trước Đại khủng hoảng

Nguyên nhân chủ yếu do chính sách tài khóa thắt chặt hơn và thâm hụt ngân sách chính phủ đã giảm đáng kể.
Theo nghiên cứu vừa mới công bố "của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các nước phát triển trên thế giới sẽ có mức nợ thấp hơn trong năm 2014 do nhu cầu vay mượn giảm.

gafin

Các nước thành viên OECD được dự báo giảm nhu cầu các khoản vay ròng (sau khi đã hoàn trả những khoản nợ đáo hạn) sẽ giảm xuống 1.500 tỉ USD vào năm 2014, so với 2.000 tỉ USD trong năm 2013. Đây là mức vay ròng thấp nhất kể từ năm 2007.

Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm nhu cầu vay mượn trên là do chính sách tài khóa thắt chặt hơn ở nhiều nước và đồng thời cũng là kết quả của việc giảm đáng kể thâm hụt ngân sách chính phủ.

Tổng nhu cầu vay (cộng gộp) vẫn sẽ tăng lên mức 10.600 tỉ USD trong năm nay, giảm với 10.800 tỉ USD trong năm ngoái.

OECD nhận định, các nước G7 và khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực trả nợ trong những năm sắp tới. Các nước thành viên OECD có nghĩa vụ hoàn trả gần 29% tổng số nợ sẽ đáo hạn trong vòng 3 năm tới.

Tỉ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) sẽ vẫn tăng 77,1% trong năm 2014, cao hơn so với tỉ lệ tăng 77% trong năm 2013. Tuy nhiên, OECD nhận định xu hướng nợ công đang dần ổn định và mặc dù tăng nhưng vẫn thấp hơn thời gian khủng hoảng.

OECD lưu ý rằng việc quản lí nợ công sẽ tiếp tục khó khăn đối với các nước, kèm theo những biến động của thị trường và điều chỉnh chính sách dần thu hẹp gói nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chính phủ các nước thành viên OECD cũng được khuyến nghị phát hành nhiều trái phiếu dài hạn hơn để bảo đảm tính an toàn trong vay nợ, với tỉ lệ phát hành trong năm 2014 kì vọng đạt 45-46% (dù vẫn thấp hơn tỉ lệ thời kì tiền khủng hoảng là 49%).

Nguồn Dân Việt/OECD


Sự kiện