Thứ Sáu | 19/04/2013 16:38
Nước Nga có thể khánh kiệt vì World Cup 2018
Standard & Poor's cho biết để nâng cấp cơ sở hạ tầng nghèo nàn đủ sức phục vụ cho World Cup 2018, Nga có thể phải chi tới 43 tỷ USD.
Theo Standard & Poor's, 7 trong tổng số 11 thành phố tham gia đăng cai World Cup 2018 không đủ khả năng chi trả cho các hoạt động xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ cho sự kiện. Các thành phố gặp khó khăn nhất là Kaliningrad, Samara và Saransk. Những thành phố này sẽ buộc phải nhận trợ cấp từ chính phủ cho hoạt động xây dựng, Standard & Poor's cho hay.
Chỉ có Matxcơva, St Peterburg, Kazan và Sochi là những thành phố có đủ khả năng tránh nợ nần trong quá trình xây dựng.
Standard & Poor's nhận định vấn đề lớn nhất về cơ sở hạ tầng của Nga lúc này là thiếu khu vực cho khách du lịch, tuyến tàu điện ngầm, sân bay trong khi các khu tiện ích ở hầu hết các thành phố đều phải nâng cấp.
Ước tính chi phí mà Nga phải bỏ ra để chuẩn bị cho World Cup 2018 là 43 tỷ USD, cao gấp đôi so với ước tính của chính phủ. Số tiền này cũng cao hơn so với 13,6 tỷ USD mà Brazil bỏ ra để chuẩn bị cho World Cup 2014.
Dự báo trên không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi Nga là quốc gia có truyền thống chi mạnh tay cho các sự kiện lớn. Thế vận hội Olympics Sochi 2014 dự kiến tiêu tốn của Nga khoảng 50 tỷ USD, cao hơn so với 14,3 tỷ USD mà Anh chi cho thế vận hội London 2012 đồng thời là thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử.
Ngoài vấn đề ngân sách, Nga còn phải đối mặt với nguy cơ kinh tế tăng trưởng chậm và lương cơ bản tăng. "Tất cả những yếu tố đó có thể khiến Nga gặp thảm họa vỡ nợ", Standard & Poor's kết luận.
Trong quá khứ, Hy Lạp chính là bài học nhãn tiền lớn nhất về việc chi tiêu quá mạnh tay dẫn đến vỡ nợ. Năm 2004, để chuẩn bị cho thế vận hội Athens hoành tráng, Hy Lạp đã chi tới 9 tỷ euro (khoảng 11 tỷ USD). Kết quả, cuối năm 2004, thâm hụt ngân sách Hy Lạp lên tới 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi nợ công lên đến 110% GDP. Hy Lạp trở thành nước EU đầu tiên bị giám sát tài chính bởi Ủy ban châu Âu (EC) vào năm 2005.
Chỉ có Matxcơva, St Peterburg, Kazan và Sochi là những thành phố có đủ khả năng tránh nợ nần trong quá trình xây dựng.
Standard & Poor's nhận định vấn đề lớn nhất về cơ sở hạ tầng của Nga lúc này là thiếu khu vực cho khách du lịch, tuyến tàu điện ngầm, sân bay trong khi các khu tiện ích ở hầu hết các thành phố đều phải nâng cấp.
Ước tính chi phí mà Nga phải bỏ ra để chuẩn bị cho World Cup 2018 là 43 tỷ USD, cao gấp đôi so với ước tính của chính phủ. Số tiền này cũng cao hơn so với 13,6 tỷ USD mà Brazil bỏ ra để chuẩn bị cho World Cup 2014.
Dự báo trên không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi Nga là quốc gia có truyền thống chi mạnh tay cho các sự kiện lớn. Thế vận hội Olympics Sochi 2014 dự kiến tiêu tốn của Nga khoảng 50 tỷ USD, cao hơn so với 14,3 tỷ USD mà Anh chi cho thế vận hội London 2012 đồng thời là thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử.
Ngoài vấn đề ngân sách, Nga còn phải đối mặt với nguy cơ kinh tế tăng trưởng chậm và lương cơ bản tăng. "Tất cả những yếu tố đó có thể khiến Nga gặp thảm họa vỡ nợ", Standard & Poor's kết luận.
Trong quá khứ, Hy Lạp chính là bài học nhãn tiền lớn nhất về việc chi tiêu quá mạnh tay dẫn đến vỡ nợ. Năm 2004, để chuẩn bị cho thế vận hội Athens hoành tráng, Hy Lạp đã chi tới 9 tỷ euro (khoảng 11 tỷ USD). Kết quả, cuối năm 2004, thâm hụt ngân sách Hy Lạp lên tới 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi nợ công lên đến 110% GDP. Hy Lạp trở thành nước EU đầu tiên bị giám sát tài chính bởi Ủy ban châu Âu (EC) vào năm 2005.
Nguồn RT/Dân Việt