Thứ Sáu | 25/01/2013 12:17

Nước nào có nguy cơ khủng hoảng nợ công nhất?

Thành phần nhà đầu tư có thể coi là yếu tố quan trọng chính quyết định mức độ rủi ro nợ công của từng nước.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thường cảnh báo các chính phủ rằng họ đang vay mượn quá nhiều. Còn giờ đây IMF lại cảnh báo các chính phủ đang vay nợ không đúng người và kéo theo đó là những rủi ro.

Một nghiên cứu mới đây của IMF cho thấy rủi ro tái cấp vốn và thay đổi trong chi phí đi vay của chính phủ các nước phát triển chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng nắm giữ trái phiếu hay trái chủ.

Các nhà nghiên cứu của IMF chia trái chủ làm 3 loại gồm: định chế phi ngân hàng (quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, trái chủ tư nhân), ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Mỗi loại lại được chi nhỏ thành trái chủ trong nước, nước ngoài và theo thang đánh giá rủi ro.

Trước hết, các nhà nghiên cứu tính toán sự tương thích lịch sử giữa sự thay đổi lượng nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư và những thay đổi lợi suất trái phiếu để tính xác suất độ nhạy về giá của mỗi nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư trong nước và ngân hàng trung ương (NHTW) nước ngoài có xu hướng tăng lượng nắm giữ trái phiếu khi lợi suất tăng, ngược lại nhà đầu tư tư nhân lại có xu hướng giảm nắm giữ. Hay nói cách khác, nhà đầu tư trong nước và NHTW nước ngoài có thể đóng vai trò ổn định khi lợi suất trái phiếu tăng, trong khi ngân hàng thương mại nước ngoài và các định chế phi tài chính có vai trò không ổn định.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu gán thang điểm từ 0-100 cho từng nhà đầu tư dựa trên sự tương thích được tính toán ở trên. Công việc này được tiến hành bằng cách áp dụng các phép biến đổi tuyến tính về hệ số tương thích. Mức tương thích tích cực nhất gắn liền với điểm 0, và số điểm càng cao mức độ tích cực giảm, tiêu cực tăng.

Theo đó, các NHTW trong nước có số điểm 0, các định chế phi tài chính nước ngoài có số điểm 100 (xem bảng).

ew

Sau đó mỗi nước sẽ được gắn với số điểm đánh giá rủi ro trung bình dựa trên các thành phần trái chủ được tính ở bước trên.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ số rủi ro không thực sự hiệu quả trong việc dự đoán nước nào bị ảnh hưởng nhất bởi khủng hoảng.

sdgsdg

Trong bảng, Hy Lạp là nước có chỉ số rủi ro cao nhất vào đầu năm 2008. Nhưng Áo chỉ theo sau vài điểm và ở trên Bồ Đào Nha.

Trong khi đó, Ireland được cho là có nhà đầu tư (trái chủ) vững chắc nhất trong khu vực đồng euro và được coi là an toàn hơn cả Hà Lan vào cuối 2009. Thậm chí đến quý IV/2011, Tây Ban Nha được coi là an toàn hơn Đức.

Liệu có thể tăng mức độ chính xác của chỉ số này bằng cách kết hợp với đánh giá tỷ lệ nợ công trên GDP? Thực tế, IMF đã kiểm nghiệm và cho biết việc phân loại này khá sát với việc phân loại các nước theo rủi ro nợ công khi khủng hoảng nợ công bắt đầu nổ ra sau 2009 (xem bảng).

s

Với phương pháp tính toán này, Áo vẫn dễ tổn thương hơn Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha trong khi Tây Ban Nha và Pháp gần như ngang hàng.
Lý do nào làm giảm độ chính xác của chỉ số đánh giá rủi ro

Một khả năng là do eurozone làm giả số liệu. Không có lý nào nhà đầu tư nội của eurozone lại ít bị dao động hơn trái chủ nước ngoài. Trong các cuộc khủng hoảng tiền tệ trước như ở Đông Nam Á năm 1997 và ở Argentina vào đầu những năm 2000, người đầu tiên rút tiền chính là những nhà đầu tư nội thay vì nhà đầu tư ngoại.

Khủng hoảng eurozone có thể cũng tương tự. Một nhà đầu tư Tây Ban Nha rất ít lý do để mua trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha thay vì trái phiếu chính phủ Hà Lan bởi cả hai loại trái phiếu này đều được định giá bằng euro. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư Tây Ban Nha bắt đầu chỏ ằng trái phiếu Tây Ban Nha có thể định giá lại bằng pesetas hay ít nhất chính phủ được xóa nợ một phần, anh ta có mọi lý do để bán trái phiếu Tây Ban Nha và mua trái phiếu Đức hay Hà Lan.

Như vậy rõ ràng, để đánh giá rủi ro nợ công ngoài yếu tố phân chia trái chủ và tỷ lệ nợ công, IMF còn cần nghiên cứu hơn nữa về khả năng sinh lợi của trái phiếu.

Nguồn Economist/Khampha


Sự kiện