Tổng thống Mỹ Donald Trump trước các ủng hộ viên tại vận động trường WesBanco Arena nhân một cuộc mít tinh tại Wheeling, Tây Virginia (Hoa Kỳ), ngày 29.9. Ảnh: Reuters

 
Thứ Bảy | 06/10/2018 14:54

"Nước Mỹ trên hết" đang gây thiệt hại cho Trung Quốc

Hai bên dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.

Hàng triệu người Mỹ đi làm trở lại

Theo Reuters, kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm nay nhờ nghị trình “Nước Mỹ trên hết” và kế hoạch giảm thuế của Tổng thống Donald Trump. Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ còn 3,7% trong tháng 9-mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969 cho thấy việc thuê mướn kéo dài kỷ lục đã giúp hàng triệu người Mỹ đi làm trở lại. Trong những tháng gần đây, người tiêu dùng giàu lên và chi tiêu của các cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và khuyến khích chủ nhân tiếp tục thuê mướn nhân công.

Người Mỹ tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế được thúc đẩy vì có thêm công ăn việc làm và có những chỉ dấu cho thấy lương cao. Tăng trưởng trong tháng 9 đã nới rộng mức tăng trưởng của việc làm hàng tháng trong 8 năm rưỡi liên tiếp.

Tuy nhiên những dữ liệu sắp được công bố có thể cho thấy hậu quả từ chính sách của ông Trump đối với các quốc gia trên thế giới.

Ông Trump quyết tâm viết lại các thỏa thuận thương mại toàn cầu, đặc bệt với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Ông đã áp đặt thuế quan lên hơn 500 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc và Bắc Kinh đã trả đũa lại.

Những kế hoạch đàm phán thương mại sụp đổ gần đây và cả hai bên dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Việc này đã phủ bóng mờ lên nền kinh tế toàn cầu.

Tất cả 70 kinh tế gia trả lời thêm một câu hỏi trong cuộc thăm dò của Reuters từ ngày 12 đến 19 tháng 9 nói tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng xấu đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ. Những kinh tế gia này cũng nhất trí nói rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa triễn vọng tương lai khu vực đồng euro.

Các dữ liệu kinh tế trong tuần tới có thể cho thấy những bằng chứng mạnh mẽ về tình hình kinh tế Trung Quốc như thế nào. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại và những dữ liệu trong tháng 9 được công bố vào ngày 12/10 sẽ cho thấy xuất khẩu tăng 9,1%, tức thấp hơn con số 9,8% trong tháng 8, theo một cuộc thăm dò sơ khởi của Reuters.

Gia tăng áp lực với Trung Quốc

Cùng ngày, Bắc Kinh sẽ công bố cân bằng thương mại, trong đó có thặng dư với Hoa Kỳ, vốn mang tính nhạy cảm về chính trị. Con số này có thể khiến ông Trump gia tăng áp lực đối với Trung Quốc nếu ông nghĩ không thắng cuộc chiến tranh thương mại.

“Chắc chắn là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ đưa đến kết quả là gần như hàng của Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ đối mặt với thuế suất 25% vào năm tới, cũng như hàng của Mỹ xuất sang Trung Quốc sẽ phải chịu thuế quan cao hơn,” kinh tế gia tại Credit Agricole nói.

Việc này có thể làm tăng áp lực lạm phát tại Mỹ, và ảnh hưởng dến chính sách của Ngân hàng Trung ương.

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tăng lãi suất cuối tháng trước, tăng lần thứ ba trong năm nay, và sẽ gia tăng tiếp theo trước cuối tháng 12 làm cho lãi suất của Ngân hàng Trung ương ở mức từ 2,25 đến 2,50%. Thay vì thắt chặt lại, Trung Quốc đang hỗ trợ cho nền kinh tế nước này bằng các biện pháp kích cầu - trong đó có chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, giảm nhẹ các chính sách tài chánh và quy định.

Các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách giảm chi phí tài chính, đẩy mạnh việc vay mượn của các doanh nghiệp nhỏ, cắt giảm thuế và theo dõi nhanh chóng hơn các dự án hạ tầng cơ sở. Ngân hàng Trung ương đã cắt tỉ lệ dự trữ của các ngân hàng 3 lần trong năm nay để tăng các thanh khoản.

Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng 9 vào lúc các mức cầu trong nước và nước ngoài yếu dần. Cuộc thăm dò ngày 30/9 cho thấy áp lực gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách vào lúc thuế quan dường như có hậu quả nặng nề lên nền kinh tế.

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Donald Trump lao vào một trận đấu chưa từng có: Một mình chống lại cả thế giới. Kể từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, các chính sách kinh tế của Mỹ đã làm chao đảo các đối tác. Châu Âu bị cản trở làm ăn với Iran vì các lệnh cấm vận. Các nước mới trỗi dậy điêu đứng do lệ thuộc vào nguồn xuất khẩu nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc, vốn dĩ cũng đang vật vã vì cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

Riêng chỉ có nước Mỹ của Donald Trump là vẫn tăng trưởng. Trước mắt là vậy.

→Đồng tiền châu Á rơi rụng

→Khi Mỹ-Trung hành động bất chấp luật lệ

→Vẽ lại bản đồ hàng hóa thế giới trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung