Thứ Năm | 24/01/2013 11:16

Nước Mỹ tiêu gì mà nợ chồng chất?

Các khoản nợ chồng chất đa số xuất phát từ các chương trình phúc lợi mà nước Mỹ dành cho người dân.
Nợ công của Mỹ gấp GDP Việt Nam hơn 100 lần. Thâm hụt ngân sách một năm đã bằng 9 lần GDP Việt Nam. Bản tin thời sự quốc tế cứ đến cuối năm lại nóng hết chuyện "bờ vực tài khóa" lại đến "trần nợ công", và đều là của Mỹ.

Vậy chính quyền Mỹ tiêu tiền vào đâu mà nợ nần chồng chất? Dù đây đều là những chính sách phúc lợi hợp lòng dân, nhưng nếu hào phóng quá, nợ nước Mỹ sẽ ngày một chồng chất

An sinh xã hội chính là hệ thống lương hưu của Mỹ. An sinh xã hội ra đời năm 1935 chỉ bao gồm lương hưu, sau đó thêm cả trợ cấp cho người khuyết tật.

Ngân sách lương hưu lấy từ thuế bảng lương 6,2% đánh vào cả lao động và chủ sử dụng lao động. Tiền thuế được nộp hết vào quỹ tín thác an sinh xã hội, nhưng vì quỹ này chỉ được đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nên nó giống một bút toán kế toán hơn là một khối tài sản.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết chi phí an sinh xã hội sẽ tăng từ 5% GDP hiện nay lên 6,2% GDP năm 2037 và 6,7% GDP năm 2087.

Chăm sóc sức khỏe và y tế được bổ sung vào chương trình an sinh xã hội từ năm 1965 nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho người từ 65 tuổi trở lên.

Ngân sách Y tế lấy từ thuế bảng lương 2,9% đánh vào cả người lao động và chủ sử dụng lao động, cộng thêm một số khoản phụ trội, khấu trừ và đồng thanh toán từ phía bệnh nhân.

Chi phí y tế tại Mỹ lấy từ quỹ y tế nhưng luật lại cấm phân biệt chi phí điều trị nên chi phí cho y tế tăng liên tiếp.

Chăm sóc sức khỏe và y tế chính là vấn nạn tài khóa chính của nước Mỹ. Nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, CBO dự báo chi tiêu cho y tế sẽ từ 3,7% GDP hiện nay lên 6,7% GDP năm 2037 và 13,3% GDP năm 2087.

Chương trình bảo hiểm y tế và chương trình tương tự dành cho trẻ em nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho người thu nhập thấp.

Ngân sách cho bảo hiểm y tế lấy trực tiếp từ ngân sách bang và liên bang. Khi Đạo luật Chi phí y tế hợp lý có hiệu lực, chi phí cho bảo hiểm y tế sẽ tăng mạnh.

CBO dự báo chi tiêu cho bảo hiểm y tế sẽ tăng từ 1,7% GDP năm ngoái lên 3,7% GDP năm 2037 và 5% GDP năm 2087.

Chi tiêu tự định là từ chỉ mọi khoản ngân sách mà quốc hội Mỹ quyết định chi ngay trong một năm tài khóa. Nó bao gồm rất nhiều khoản chi, từ quốc phòng, giáo dục tới chi cho chính bộ máy chính phủ.

Mấy năm gầy đây các thỏa thuận cắt giảm thâm hụt đều nhắm đến chi tiêu tự định. Thỏa thuận năm 2011 về trần nợ công đưa ra các hạn chế khắc nghiệt đối với chi tiêu tự định trong thập kỷ tới.

Nguồn CafeF


Sự kiện