Nước Mỹ 13 năm sau sự kiện 11/9 và những bí ẩn chưa lời đáp
Video về vụ va chạm tại Lầu Năm Góc?
Năm 2006, 3 video từ camera an ninh cho thấy vụ va chạm của chiếc máy bay có số hiệu 77 vào Lầu Năm Góc, được giới thiệu theo Luật Tự do Thông tin. Tuy nhiên, một số nhà lý luận vẫn còn tranh luận rằng, những hình ảnh lờ mờ đó không có tính thuyết phục, trong khi FBI đang giữ ít nhất 84 đoạn băng khác.
Bức ảnh trên được Bộ Quốc phòng Mỹ giới thiệu ngày 14/9/2001, cho thấy cảnh tàn phá từ trên cao, gây ra bởi chiếc máy bay bị cướp của hãng American Airlines khi đâm vào Lầu Năm Góc ngày 11/9/2001 ở Arlington, Virginia.
Tên 19 kẻ khủng bố không nằm trong danh sách bay?
Tên của 19 kẻ khủng bố đã không xuất hiện trong danh sách hành khách ban đầu, được giới thiệu bởi 2 hãng hàng không United Airlines và American Airlines. Ảnh trên là 2 người đàn ông được giới chức nghi ngờ là không tặc, Mohammed Atta (phải) và Abdulaziz Alomari (giữa), khi chúng đi qua điểm an ninh ngày 11/9/2001 ở sân bay Portland International Jetport tại Maine.
Danh tính người đàn ông rơi "Falling Man"?
Danh tích của người đàn ông trong bức ảnh mang tính biểu tượng trên, được nhiếp ảnh gia Richard Drew chụp lại ngày 11/9 chưa bao giờ được tiết lộ. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng người đàn ông này là Jonathan Briley (43 tuổi), nhân viên nhà hàng Cửa sổ nhìn ra thế giới. Briley là kỹ sư âm thanh, sống ở Mount Vernon, New York và làm việc tại tòa tháp Bắc. Tuy nhiên, thông tin này chưa bao giờ được xác nhận chính thức.
Điều gì xảy ra với 8 hộp đen của 4 chiếc máy bay bị cướp?
Máy ghi dữ liệu trên chuyến bay số hiệu 93 đã được tìm thấy. Hộp đen của chuyến bay 77 cũng được tháo ra ở Lầu Năm Góc, nhưng một trong số chúng (phần thu âm ở buồng lái) được cho là bị thiệt hại nặng nên không thể sử dụng. Những chiếc hộp đen duy nhất không được tìm thấy là từ vụ va chạm ở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Tại sao tòa nhà số 7 của WTC bị sụp đổ?
Tòa nhà số 7 của Trung tâm Thương mại Thế giới bị đổ sập, mặc dù nó không bị máy bay đâm sầm vào. Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia cho rằng, sự kết hợp giữa lửa và thiệt hại nặng nề của cấu trúc tòa nhà, là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ đó. Ảnh trên là các công nhân tụ tập gần mặt tiền đổ nát của tòa nhà số 7 WTC ở New York, sáng thứ Hai ngày 17/9/2001.
Nước Mỹ vẫn chưa an toàn hơn
13 năm sau khủng bố, xã hội Mỹ đã chứng kiến nhiều thay đổi. Trước ngày 11/9/2001, các quan chức cấp cao của Mỹ không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Nhưng sau sự kiện này, một loạt đạo luật ra đời như Luật An ninh nội địa, Luật Giám sát tình báo nước ngoài.
Quốc hội Mỹ trao nhiều quyền hơn cho bộ máy hành pháp và cho phép các cơ quan đó can thiệp sâu vào nhiều khía cạnh đời tư của người dân, bao gồm cả nghe trộm điện thoại cũng như đọc lén thư tín, đồng thời tăng cường xây dựng lực lượng quân sự và tình báo khiến chi phí quốc phòng tăng dần. Điều này khiến Mỹ vô tình trở thành "cỗ máy do thám khổng lồ".
13 năm sau sự kiện khủng bố, nước Mỹ vẫn chưa an toàn hơn. Người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn bao giờ hết. Một "ngành công nghiệp chống khủng bố" ra đời. Từ các nhà ga, bến tàu, sân bay tới các địa điểm quan trọng khác, quy trình kiểm tra an ninh trở nên gắt gao hơn.
Tưởng chừng đã thoát khỏi sa lầy trong cuộc chiến ở Iraq thì đến nay Mỹ tiếp tục phải can thiệp vào chiến sự ở đây nhằm ngăn mối đe dọa từ phiến quân Hồi giáo. Tiếp sau chiến dịch không kích ở Iraq, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ "bật đèn xanh" cho một chiến dịch tương tự ở Syria.
Nguồn Theo DVO/Tổng hợp