Chủ Nhật | 20/01/2013 14:18

Nước có thể trở thành thị trường lớn nhất thế giới

Số dự án bảo vệ nguồn nước dưới dạng đầu tư trên thế giới ngày càng tăng kéo theo sự ra đời của các quỹ.
Tại Uganda, một nhà sản xuất bia đã trả cho người dân tiền để bảo vệ các vùng đất ướt hay nhằm bảo vệ nguồn cung nước cho hoạt động sản xuất của mình. Ở nước Kenya láng giềng, các công ty kinh doanh hoa tươi, khách sạn cũng tặng voucher cho người nông dân để đổi lấy hạt giống và công cụ lao động nhằm hạn chế hoạt động nông nghiệp có thể hủy hoại hệ thống thủy lợi cũng như cảnh quang tự nhiên.

Tại Trung Quốc, chính phủ đã triển khai chương trình bảo hiểm cho hàng chục nghìn người để đổi lấy quyền quản lý đất đai nhằm cải thiện chất lượng của nguồn nước uống.

Số dự án chi phúc lợi cho người dân nhằm bảo vệ nguồn nước đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua.
Theo báo cáo của các chuyên gia phân tích tại Ecosystem Marketplace, năm 2011, có ít nhất 205 dự án kiểu này, tăng so với 103 dự án năm 2008. Ở các dự án này, các tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân ở 30 nước chi 8 tỷ USD để bảo vệ nguồn nước, tăng 4 lần so với năm 2008.

Ở những nơi mà nguồn nước cũng được coi là một dạng hàng hóa, các quỹ đầu tư vào nguồn nước cũng bắt đầu lập ra cùng với các giao dịch về chất lượng nguồn nước.

Những người ủng hộ cho rằng, việc chi tiền cho các dự án dịch vụ sinh thái và chương trình khác mang tính thị trường sẽ mở đường cho một nền kinh tế xanh, nơi mà giá trị nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên khác được định hình bởi hệ thống kinh tế.

Trong khi đó, những người phản đối cho rằng, việc lập ra các thị trường kiểu này không có tác dụng nhiều trong việc giải quyết vấn đề mất cân bằng tự nhiên, tiền bạc, …

Nguồn Marketwatch/Khampha


Sự kiện