Thứ Bảy | 08/09/2012 07:47

Núi Phú Sĩ có thể sắp phun trào trở lại sau 300 năm

Dự kiến sự phun trào trở lại của núi Phú Sĩ có thể ảnh hưởng hơn 400.000 người và gây thiệt hại hơn 30 tỷ USD.
Các nhà khoa học Nhật Bản dự đoán ngọn Phú Sĩ sẽ phun trào trở lại do trong thời gian qua các áp lực địa chất đang ngày một mạnh hơn, thậm chí còn cao hơn cả thời điểm cuối cùng ngọn núi phun trào cách đây hơn 300 năm.

Viện nghiên cứu quốc gia về trái đất và phòng chống thiên tai mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng trận động đất mạnh 9 độ richter hồi năm ngoài, diễn ra ngoài thềm đại dương của Nhật Bản, kết hợp với một cơn dư chấn 4 ngày trước gần ngọn Phú Sĩ đang tạo áp lực cực lớn lên bầu magma của ngọn núi lửa. Rất có thể áp lực này sẽ khiến ngọn núi phun trào trở lại.

Ngọn Phú Sĩ từ lâu vẫn được phân loại là ngọn núi lửa đang hoạt động. Các nhà khoa học tiết lộ rằng áp lực hiện nay lên ngọn núi là 1,6 megapascal, cao gấp 16 lần mức bình thường có thể kích hoạch phun trào.

"Đây là một con số đáng sợ", tờ Kyodo News nhận định. Tuy nhiên, hiện chưa có bất cứ dấu hiệu phun trào nào được phát hiện.

Phú Sĩ hiện là ngọn núi cao nhất tại Nhật Bản, đồng thời là biểu tượng quốc gia nói chung và người dân nói riêng.

Trong năm 2004, chính phủ Nhật Bản từng đưa ra dự báo rằng một vụ phun trào của ngọn Phú Sĩ sẽ ảnh hướng đến hơn 400.000 người dân xung quanh khu vực Tokyo và gây thiệt hại vật chất lên đến 31,25 tỷ USD. Ngoài ra, tro bụi của núi lửa có thể vươn xa hơn 100 km, đủ sức chạm tới Tokyo, có thể khiến thành phố bị đình trệ trong nhiều tháng, chính phủ cho biết.

Lần cuối cùng ngọn núi này phun trào là vào năm 1707, kéo dài hơn 2 tuần và tạo ra một miệng núi lửa lớn cùng một ngọn núi nhỏ thứ hai nằm ở lưng chừng ngọn núi. Vụ phun trào cũng tung lên không khí 800 triệu m3 tro bụi, trải rộng trên một khu vực rộng lớn tới tận Edo (Tokyo ngày nay), cách đó 100 km.

Nguồn RT/Khampha


Sự kiện