Thay vì trở thành thỏi nam châm thu hút doanh nghiệp và sự giàu có, tòa nhà 117 đã đẩy lùi sự thịnh vượng của thành phố trong nhiều năm. Ảnh: The Economist.

 
Hân Nguyễn Thứ Sáu | 03/03/2023 08:29

Núi nợ ngầm của Trung Quốc

Nếu không có sự can thiệp, tình trạng này sẽ gây hỗn loạn thị trường trái phiếu và dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình.

Cách tòa Tháp Trung Quốc 117 cao thứ 6 thế giới vài km là một cảnh quang phi thường, có thể sánh ngang với bất kỳ thứ gì mà Dubai, Hồng Kông hay New York mang lại. Tuy nhiên, với quy mô hoành tráng và tương lai đầy hứa hẹn, tòa nhà 117 ở Thiên Tân giờ đây lại trở thành cái gai trong mắt người dân vì chưa hoàn tất thi công.

Thay vì trở thành thỏi nam châm thu hút doanh nghiệp và sự giàu có, tòa nhà 117 đã đẩy lùi sự thịnh vượng của thành phố trong nhiều năm. Có không ít tòa tháp vô chủ khác bao quanh tòa nhà này, tạo thành một “khu nghĩa địa” trung tâm thương mại. Các quan chức địa phương sẽ che giấu toàn bộ khu vực đó nếu họ thực sự có thể.

Những câu chuyện về chi tiêu hoang phí đã lan truyền ở Trung Quốc trong nhiều năm, khi các tỉnh và thành phố nợ nần chồng chất để xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy GDP của đất nước. Những khoản nợ này đã đạt đến mức phi thường và thời điểm trả nợ đang đến.

 

Việc đi vay thường do các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương (LGFV) thực hiện. Trái phiếu đang lưu hành của các tổ chức này đạt 13.600 tỉ nhân dân tệ (2.000 tỉ USD), tương đương khoảng 40% thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc, vào cuối năm ngoái. Cho vay thông qua các kênh mập mờ, không chính thức có nghĩa là trên thực tế, các khoản nợ còn cao hơn nhiều. Một ước tính vào năm 2020 đưa ra con số có thể lên đến gần 50.000 tỉ nhân dân tệ.

Khoản vay ở quy mô này dường như không bền vững ngay cả trong thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, chưa nói đến triển vọng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc sẽ thấp hơn nữa.

Chính sách Zero Covid của đất nước làm ảnh hưởng đến tiêu dùng, cắt giảm sản lượng của nhà máy và buộc các thành phố và tỉnh phải chi hàng trăm tỉ nhân dân tệ cho các cơ sở xét nghiệm và kiểm dịch. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng bất động sản vào năm ngoái đã khiến doanh số bán đất giảm 50%, thắt chặt nguồn thu của chính quyền địa phương. Mặc dù cả 2 vấn đề đang thuyên giảm, một chuỗi sự kiện tai hại tiếp theo có thể đã bắt đầu. Theo một cuộc khảo sát gần đây, khoảng 1/3 chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Áp lực này sẽ đè lên các dịch vụ của chính phủ, cũng như kích động các cuộc biểu tình. Vỡ nợ có thể gây hỗn loạn cho thị trường trái phiếu Trung Quốc.

Để “kiếm sống qua ngày”, chính quyền địa phương đã tham gia vào những góc đắt đỏ hơn và âm thầm hơn của thị trường. Theo ông Michael Chang của Công ty Môi giới CGS-CIMB, hơn một nửa số trái phiếu LGFV đang lưu hành chưa được công bố, đạt mức cao nhất kể từ năm 2013. Nhiều LGFV đã không còn có khả năng phát hành trái phiếu tại thị trường nội địa của Trung Quốc hoặc tái cấp vốn cho những trái phiếu đáo hạn. Khoản thanh toán cho trái phiếu đáo hạn đã vượt quá số tiền thu được từ các đợt phát hành mới trong 3 tháng cuối năm 2022. Để tránh vỡ nợ, nhiều tổ chức đang tìm đến các kênh vay không chính thức thường được gọi là “nợ ẩn” vì kiểm toán viên khó tìm ra số tiền nợ này. Lãi suất của các khoản nợ này cao hơn nhiều và thời hạn trả nợ ngắn hơn lãi suất trên thị trường trái phiếu. Năm ngoái, LGFV đã phát hành một lượng trái phiếu kỷ lục trị giá 39,5 tỉ USD, nhiều trái phiếu đang trả lãi hơn 7%.

 

Những con số cao hơn này sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng. Một báo cáo của ông Allen Feng và ông Logan Wright từ công ty nghiên cứu Rhodium, ước tính rằng 109 trong số 319 chính quyền địa phương được khảo sát đang phải vật lộn để trả lãi cho các khoản nợ, chưa nói đến việc trả nợ gốc. 

Trên khắp Trung Quốc, áp lực đối với ngân sách địa phương đang bắt đầu được cảm nhận. Vào ngày 23/2, một công ty xe buýt tư nhân ở thành phố Shangqiu, tỉnh Hà Nam, cho biết họ sẽ tạm dừng các dịch vụ do thiếu hỗ trợ tài chính của chính quyền. Một số doanh nghiệp ở nơi khác cũng chia sẻ tương tự. Bên cạnh đó, việc cắt giảm phúc lợi chăm sóc sức khỏe đã thúc đẩy các cuộc biểu tình ở các thành phố bao gồm Đại Liên và Vũ Hán. Tại những nơi này, chính quyền thành phố cũng không trả lương cho người lao động nhập cư, điều này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình hơn.

Một số chính quyền địa phương đã bắt đầu bán tài sản để tránh vỡ nợ. Việc nới lỏng các quy định về giao dịch chứng khoán gần đây có thể giúp các địa phương huy động vốn từ công chúng thông qua niêm yết. Các chính quyền địa phương cũng có thể bắt đầu tích trữ tài sản trong các giao dịch tư nhân. Tuy nhiên, một thương vụ mua bán gần đây vừa được thực hiện và kết quả là không có người mua

 

Từ năm 2020-2022, Trung ương đã chuyển tiền cho các địa phương với quy mô lớn hơn bao giờ hết, có hơn 30 triệu nhân dân tệ đã được rót xuống các địa phương. Một LGFV ở thành phố Zunyi, thuộc tỉnh Quý Châu, miền Tây Nam Trung Quốc, gần đây đã đạt thỏa thuận với các ngân hàng địa phương trong việc giảm lãi suất, hoãn trả nợ gốc trong 10 năm và kéo dài thời gian đáo hạn của khoản nợ lên 20 năm. Sự dàn xếp tương tự sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai. 

Nhưng nợ ngày càng tăng trong thập kỷ qua cho thấy nhiều dự án sẽ không bao giờ thực sự sinh lãi, nếu các chính quyền địa phương không thể thanh toán khi tăng trưởng GDP địa phương cao, thường là trên 7%, thì họ sẽ xoay sở như thế nào trong thập kỷ tới, với mức tăng trưởng (ước tính là) 3%? 

Có thể bạn quan tâm: 

Vì sao người giàu nhất thế giới "rớt ngôi" chỉ trong 1 tháng?

Nguồn The Economist