Nữ Thủ tướng Thái Lan vượt qua thách thức đầu tiên
Ngày 2/2, cuộc tổng tuyển cử ở đất nước Thái Lan đã diễn ra trong tình trạng an ninh được bảo vệ nghiêm ngặt bởi một lực lượng hùng hậu gồm 20.000 cảnh sát và 10.000 binh lính.
Ngoài một vài vụ ẩu đả lác đác, cuộc bầu cử đã diễn ra tương đối yên bình, đúng một ngày sau khi xảy ra loạt vụ nổ súng trong cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và chống đối chính phủ ở thành trì của Đảng Puea Thai ở phía bắc thủ đô Bangkok hôm 1/2, khiến ít nhất 7 người bị thương.
Các điểm bỏ phiếu mở cửađón cử tri vào 8h sáng nay. Nữ Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra đã đi bỏ lá phiếu của mình tại một đơn vị bỏ phiếu ở trường Khlong Lamchiak thuộc quận Bung Kum. Bà Yingluck đã đến đơn vị bầu cử số 32 lúc 8h10 sáng.
Một số lượng lớn cảnh sát và binh lính đã được triển khai tại trường Khlong Lamchiak để bảo vệ cho Thủ tướng Yingluck. Dinh thự của bà ở Soi Yothin Pattana 3 cũng được bảo vệ chặt chẽ.
Sau khi bỏ lá phiếu của mình, bà Yingluck đã kêu gọi các cử tri thực hiện quyền của họ. Vợ cũ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cùng hai con gái Pinthongta và Paethongtan cũng đã đi bỏ phiếu trong buổi sáng ngày hôm nay.
Cuộc bầu cử ở Thái Lan đã kết thúc lúc 3h chiềunhưng không có kết quả nào được công bố.Theo thống kê, cuộc bỏ phiếu ở 13 trong tổng số 33 đơn vị bầu cử ở thủ đô Bangkok đã không thể thực hiện được do bị lực lượng biểu tình cản trở. 37 trong số 56 đơn vị bầu cử ở khu vực phía nam Thái Lan – thành trì ủng hộ của phe đối lập, cũng bị tình trạng tương tự. Kết quả là có khoảng 12 triệu trong tổng số 48,77 triệu cử tri ở Thái Lan chưa thực hiện được quyền của họ trong cuộc bầu cử ngày hôm nay.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu ở các nơi khác trên khắp cả nước diễn ra một cách yên bình, suôn sẻ và không vấp phải bất kỳ cản trở nào.
"Tình hình chung diễn ra yên bình và chúng tôi không nhận được bất kỳ báo cáo nào về tình trạng bạo lực bùng phát trong buổi sáng ngày hôm nay. Những người biểu tình đã tập hợp lại một cách hòa bình để phản đối cuộc bầu cử này”, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan – ông Paradorn Pattanatabutr cho biết.
Một quan chức bầu cử cùng với 3 binh lính đã bị thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom ở tỉnh Pattani nhưng cảnh sát khẳng định, vụ việc này liên quan đến cuộc nổi dậy đã tồn tại lâu nay ở miền nam Thái Lan chứ không liên quan gì đến cuộc biểu tình hiện nay.
Ở phía bắc và đông bắc – thành trì của phe áo đỏ ủng hộ Thủ tướng Yingluck, cuộc bỏ phiếu diễn ra êm xuôi, bà Paritporn Hongthanithorn – một thủ lĩnh của phe áo đỏ cho biết. "Việc phong tỏa, ngăn chặn các điểm bỏ phiếu và dọa dẫm không cho người dân đi bỏ phiếu là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi lên án những gì đang xảy ra ở thủ đô Bangkok và khu vực miền nam. Những người biểu tình không thể ngăn cản mọi người đi thực hiện quyền bỏ phiếu của họ”, bà Paritporn nói.
Thái Lan sẽ phải tiến hành thêm một cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/2 tới để những cử tri chưa được đi bỏ phiếu sẽ có cơ hội thực hiện nghĩa vụ của mình.
Với việc cuộc bầu cử ngày hôm nay diễn ra khá suôn sẻ và hầu như không có tình trạng bạo lực xảy ra, Thủ tướng Yingluck được cho là đã vượt qua thách thức đầu tiên.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan bắt đầu bùng lên từ hồi tháng 11 năm ngoái sau khi Thủ tướng Yingluck đưa trở lại dự luật ân xá gây tranh cãi. Phe đối lập tin rằng, luật ân xá là nỗ lực của bà Yingluck nhằm xóa sạch tội danh và đưa người anh trai quyền lực của bà này trở về nước. Chiến dịch biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã kéo dài dai đẳng suốt 3 tháng qua. Những người biểu tình tuyên bố, họ muốn xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin cũng như gia đình Shinawatra ra khỏi chính trường Thái Lan. Tuy nhiên, đây là điều không thể bởi ông Thaksin đã xây dựng được cho mình một thành trì ủng hộ rộng khắp ở những khu vực nông thôn Thái Lan.
Nếu như ông Thaksin bị các tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị căm ghét thì ông này lại cực kỳ được yêu mến bởi những người nghèo, người dân nông thôn chiếm đa số ở quốc gia Đông Nam Á.
Trong một nỗ lực nhằm tháo “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng hiện nay, bà Yingluck đã tuyên bố giải tán Quốc hội và tổ chức một cuộc bầu cử sớm. Tuy nhiên, phe biểu tình ngay lập tức bác bỏ phương án này, thề sẽ phá vỡ kế hoạch bầu cử của chính phủ. Những người biểu tình đã tìm mọi cách để ngăn không cho cuộc bầu cử diễn ra. Tuy nhiên, bất chấp những lời đe dọa, cảnh báo cũng như những hành động chống phá của người biểu tình, Thủ tướng Thái vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch bầu cử như dự kiến ban đầu. Và cuối cùng, cuộc bầu cử đã diễn ra với kết quả vượt qua sự mong đợi của mọi người.
Mặc dù Thủ tướng Yingluck được cho là đã vượt qua thách thức đầu tiên nhưng bà vẫn còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn bởi cuộc bầu cử lần này không những không giải quyết được khủng hoảng chính trị ở Thái Lan mà còn khiến cho mâu thuẫn giữa hai phe đối địch ở nước này thêm sâu sắc.
Bà Yingluck gần như chắc chắn đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày hôm nay nhưng chiến thắng đó hầu như không có mấy ý nghĩa trong bối cảnh Quốc hội khó có thể khởi động khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu. Thủ tướng Yingluck sẽ ở trong tình thế bấp bênh, dễ phải đối mặt với các cuộc “tấn công về pháp lý” và khó đưa ra được các dự luật cũng như ngân sách để hồi phục nền kinh tế.
Theo VnMedia
Ngày 2/2, cuộc tổng tuyển cử ở đất nước Thái Lan đã diễn ra trong tình trạng an ninh được bảo vệ nghiêm ngặt bởi một lực lượng hùng hậu gồm 20.000 cảnh sát và 10.000 binh lính.
Ngoài một vài vụ ẩu đả lác đác, cuộc bầu cử đã diễn ra tương đối yên bình, đúng một ngày sau khi xảy ra loạt vụ nổ súng trong cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và chống đối chính phủ ở thành trì của Đảng Puea Thai ở phía bắc thủ đô Bangkok hôm 1/2, khiến ít nhất 7 người bị thương.
Các điểm bỏ phiếu mở cửađón cử tri vào 8h sáng nay. Nữ Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra đã đi bỏ lá phiếu của mình tại một đơn vị bỏ phiếu ở trường Khlong Lamchiak thuộc quận Bung Kum. Bà Yingluck đã đến đơn vị bầu cử số 32 lúc 8h10 sáng.
Một số lượng lớn cảnh sát và binh lính đã được triển khai tại trường Khlong Lamchiak để bảo vệ cho Thủ tướng Yingluck. Dinh thự của bà ở Soi Yothin Pattana 3 cũng được bảo vệ chặt chẽ.
Sau khi bỏ lá phiếu của mình, bà Yingluck đã kêu gọi các cử tri thực hiện quyền của họ. Vợ cũ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cùng hai con gái Pinthongta và Paethongtan cũng đã đi bỏ phiếu trong buổi sáng ngày hôm nay.
Cuộc bầu cử ở Thái Lan đã kết thúc lúc 3h chiềunhưng không có kết quả nào được công bố.Theo thống kê, cuộc bỏ phiếu ở 13 trong tổng số 33 đơn vị bầu cử ở thủ đô Bangkok đã không thể thực hiện được do bị lực lượng biểu tình cản trở. 37 trong số 56 đơn vị bầu cử ở khu vực phía nam Thái Lan – thành trì ủng hộ của phe đối lập, cũng bị tình trạng tương tự. Kết quả là có khoảng 12 triệu trong tổng số 48,77 triệu cử tri ở Thái Lan chưa thực hiện được quyền của họ trong cuộc bầu cử ngày hôm nay.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu ở các nơi khác trên khắp cả nước diễn ra một cách yên bình, suôn sẻ và không vấp phải bất kỳ cản trở nào.
"Tình hình chung diễn ra yên bình và chúng tôi không nhận được bất kỳ báo cáo nào về tình trạng bạo lực bùng phát trong buổi sáng ngày hôm nay. Những người biểu tình đã tập hợp lại một cách hòa bình để phản đối cuộc bầu cử này”, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan – ông Paradorn Pattanatabutr cho biết.
Một quan chức bầu cử cùng với 3 binh lính đã bị thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom ở tỉnh Pattani nhưng cảnh sát khẳng định, vụ việc này liên quan đến cuộc nổi dậy đã tồn tại lâu nay ở miền nam Thái Lan chứ không liên quan gì đến cuộc biểu tình hiện nay.
Ở phía bắc và đông bắc – thành trì của phe áo đỏ ủng hộ Thủ tướng Yingluck, cuộc bỏ phiếu diễn ra êm xuôi, bà Paritporn Hongthanithorn – một thủ lĩnh của phe áo đỏ cho biết. "Việc phong tỏa, ngăn chặn các điểm bỏ phiếu và dọa dẫm không cho người dân đi bỏ phiếu là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi lên án những gì đang xảy ra ở thủ đô Bangkok và khu vực miền nam. Những người biểu tình không thể ngăn cản mọi người đi thực hiện quyền bỏ phiếu của họ”, bà Paritporn nói.
Thái Lan sẽ phải tiến hành thêm một cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/2 tới để những cử tri chưa được đi bỏ phiếu sẽ có cơ hội thực hiện nghĩa vụ của mình.
Với việc cuộc bầu cử ngày hôm nay diễn ra khá suôn sẻ và hầu như không có tình trạng bạo lực xảy ra, Thủ tướng Yingluck được cho là đã vượt qua thách thức đầu tiên.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan bắt đầu bùng lên từ hồi tháng 11 năm ngoái sau khi Thủ tướng Yingluck đưa trở lại dự luật ân xá gây tranh cãi. Phe đối lập tin rằng, luật ân xá là nỗ lực của bà Yingluck nhằm xóa sạch tội danh và đưa người anh trai quyền lực của bà này trở về nước. Chiến dịch biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã kéo dài dai đẳng suốt 3 tháng qua. Những người biểu tình tuyên bố, họ muốn xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin cũng như gia đình Shinawatra ra khỏi chính trường Thái Lan. Tuy nhiên, đây là điều không thể bởi ông Thaksin đã xây dựng được cho mình một thành trì ủng hộ rộng khắp ở những khu vực nông thôn Thái Lan.
Nếu như ông Thaksin bị các tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị căm ghét thì ông này lại cực kỳ được yêu mến bởi những người nghèo, người dân nông thôn chiếm đa số ở quốc gia Đông Nam Á.
Trong một nỗ lực nhằm tháo “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng hiện nay, bà Yingluck đã tuyên bố giải tán Quốc hội và tổ chức một cuộc bầu cử sớm. Tuy nhiên, phe biểu tình ngay lập tức bác bỏ phương án này, thề sẽ phá vỡ kế hoạch bầu cử của chính phủ. Những người biểu tình đã tìm mọi cách để ngăn không cho cuộc bầu cử diễn ra. Tuy nhiên, bất chấp những lời đe dọa, cảnh báo cũng như những hành động chống phá của người biểu tình, Thủ tướng Thái vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch bầu cử như dự kiến ban đầu. Và cuối cùng, cuộc bầu cử đã diễn ra với kết quả vượt qua sự mong đợi của mọi người.
Mặc dù Thủ tướng Yingluck được cho là đã vượt qua thách thức đầu tiên nhưng bà vẫn còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn bởi cuộc bầu cử lần này không những không giải quyết được khủng hoảng chính trị ở Thái Lan mà còn khiến cho mâu thuẫn giữa hai phe đối địch ở nước này thêm sâu sắc.
Bà Yingluck gần như chắc chắn đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày hôm nay nhưng chiến thắng đó hầu như không có mấy ý nghĩa trong bối cảnh Quốc hội khó có thể khởi động khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu. Thủ tướng Yingluck sẽ ở trong tình thế bấp bênh, dễ phải đối mặt với các cuộc “tấn công về pháp lý” và khó đưa ra được các dự luật cũng như ngân sách để hồi phục nền kinh tế.
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp