Nữ hoàng Elizabeth II đáng giá thế nào với kinh tế Anh?
Nữ hoàng Elizabeth II, tên thật là Elizabeth Windsor, có thể không đem đến tiền mặt song bà là một người phụ nữ có hiểu biết về kinh tế.
Khi tới thăm Trường Kinh tế London năm 2009, Nữ hoàng Anh từ đặt ra câu hỏi: "Vì sao không ai nhìn thấy cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu? Một câu hỏi mà đại đa số mọi người không dám đặt ra. Vài ngày sau, Nữ hoàng nhận được một bức thư trả lời dài 3 trang từ một nhà quản lý tài chính Anh, trong đó viết: "Tất cả chúng ra đều không nhìn thấy, thưa bệ hạ."
Khi kinh tế Anh vẫn chìm đắm trong bóng tối của khủng hoảng tín dụng, đóng góp tài chính của gia đình hoàng gia với Vương quốc Anh vào thời điểm này được chào đón nhiệt liệt hơn bao giờ hết. Khi con thuyền chở Nữ hoàng, cùng đội tàu nhỏ 1.000 chiếc diễu hành dọc theo sông Thames hôm nay 3/6, Nữ hoàng Elizabeth II sẽ là hình ảnh quảng bá tốt nhất cho sự thịnh vượng của nước Anh.
Thật khó để ước tính Hoàng gia Anh đã mang về cho vương quốc bao nhiêu triệu bảng, song ngành công nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hiện diện của Nữ hoàng hiển nhiên là du lịch. Nghiên cứu của VisitBritain cho biết, chế độ quân chủ đã đem về cho nước Anh khoảng 500 triệu bảng, trong số 4,6 tỷ bảng mà khách du lịch nước ngoài chi tiêu tại Anh trong năm 2009. Giám đốc điều hành của VisitBritain, ông Sandie Dawe cho biết: "Với lễ Kỷ niệm kim cương của Nữ hoàng, chúng tôi có thể gửi đến toàn thế giới một thông điệp ấm áp và vui vẻ cùng lời mời gọi khách du lịch hãy đến với nước Anh."
Trong số khách du lịch tới thăm vương quốc Anh trong năm ngoái, có 5,8 triệu người tới thăm lâu đài Anh, trong đó điểm đến được ưa thích nhất là cung điện hoàng gia. Khoảng 400.000 người đã tới thăm cung điện Buckingham, đem về 41,7 triệu bảng cho gia đình hoàng gia. Và Nữ hoàng Elizabeth II đã sử dụng số tiền đó để duy trì và tu sửa cung điện hoàng gia thay vì phải dùng đến số tiền của người dân.
Giá trị của Nữ hoàng Anh không chỉ dừng ở ý nghĩa du lịch. Giá trị của hoàng gia đối với các ngành công nghiệp sáng tạo cũng rất đáng lưu ý. Nhà thiết kế hàng đầu cho nhãn hiệu
Alexander McQueen, cô Whittle Sarah Burton cho biết: "Khi Hoàng gia Anh tổ chức đám cưới, đó thực sự là một buổi diễn giới thiệu những thiết kế thời trang tuyệt vời nhất của nước Anh." Chế độ quân chủ cũng luôn luôn là tin tốt lành với các phòng bán vé, những bộ phim về bài phát biểu của Nữ hoàng hay Hoàng đế tương ứng mang lại 49,3 triệu và 88 triệu bảng Anh.
Là một đại sứ không chính thức cho các doanh nghiệp Anh, Nữ hoàng Elizabeth II thậm chí được ưu tiên nhập cảnh vào những quốc gia vốn không thích sự hiện diện của các chính trị gia Anh tại đất nước họ. Cựu lãnh đạo truyền thông của Nữ hoàng Anh, ông Simon Walker cho biết: "Địa vị của Nữ hoàng Elizabeth II mang lại rất nhiều lợi ích cho Vương quốc Anh và kinh tế Anh. Bà không phải là một đại sứ thương mại, giống như Hoàng tử Andrew, song bà là biểu tượng của những gì đang có trên đất Anh. Dù Nữ hoàng không bán thứ gì cả, song bà thực sự có lợi cho kinh doanh."
So với chi phí mà chính phủ Anh phải bỏ ra cho gia đình hoàng gia, thì những gì Nữ hoàng mang lại cho nền kinh tế thực sự quá to lớn. Năm ngoái, Nữ hoàng Elizabeth II nhận được 32,1 triệu bảng từ Bộ Tài chính. Số tiền này tương đương với mỗi người dân Anh phải bỏ ra 51 xu để trả cho Nữ hoàng, chưa bằng 1/3 số tiền dành cho một tách cà phê. "Để có một người làm đại diện cho lịch sử và di sản Anh, số tiền đó thực sự là quá rẻ," ông Whittle cho biết.
Năm 1992, khi cung điện Buckingham bị thiêu rụi, Chính phủ Anh phải chi tới 40 triệu bảng để tu sửa lại cung điện. Vào thời điểm đó, Nữ hoàng Elizabeth II cho mở cửa cung điện cho khách du lịch đến thăm để bù đắp phần nào chi phí sửa chữa. Chế độ quân chủ lần đầu tiên trong lịch sử đồng ý đóng thuế để vơi bớt gánh nặng kinh tế đất nước. Theo ông Simon Walker, người từng phục vụ tại cung điện Buckingham: "Nữ hoàng luôn sống đạm bạc. Thảm trong cung điện cũng cũ và xơ. Cung điện không hề xa hoa như nhiều người vẫn tưởng."
Trong năm qua, Anh phải vật lộn với nền kinh tế đạm bạc, số tiền danh cho Hoàng gia Anh cũng giảm 19% về giá trị thực. Nữ hoàng Elizabeth II sẽ phải chi tiêu tiết kiệm hơn nữa trong năm nay, do số tiền dành cho gia đình bà đã bị cắt xuống còn 31 triệu bảng và sẽ bị bãi bỏ trong năm 2013. Khi đó, Nữ hoàng sẽ nhận được tiền doanh thu từ bất động sản hoàng gia.
Rõ ràng ở cấp độ này, chi phí của Hoàng gia Anh chẳng là gì so với những chế độ quân chủ khác ở châu Âu như Hà Lan. Khoản này cũng chằng thấm vào đâu so với số tiền của các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Trong năm nay, chi phí thực tế mà người đóng thuế ở Anh phải chi cho "Lễ kỷ niệm Kim cương" của Nữ hoàng Elizabeth II là khá nhỏ, kể cả đối với những sự kiện tốn kém nhất như thuyền diễu hành trên sông Thames. Nguyên nhân là do sự kiện năm nay thu hút được rất nhiều đóng góp từ tư nhân và tài trợ, ước tính vào khoảng 7 triệu bảng. Ở mức độ này, Lễ kỷ niệm kim cương có thể coi là mang lại giá trị lớn.
Tựu chung, Nữ hoàng Elizabeth II có thể là người trị vì trên danh nghĩa của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, người đứng đầu khối thịnh vượng chung và là chỉ huy tối cao của Giáo hội Anh, song bà không phải là một người giàu có ngay tại Vương quốc Anh. Người giàu nhất nước Anh là ông trùm ngành thép người Ấn Độ Laskshmi Mittal, với khối tài sản lên tới 17,5 tỷ bảng.
Thậm chí, Nữ hoàng cũng không phải là người phụ nữ giàu nhất nước Anh. Vinh dự đó thuộc về cựu hoa hậu Anh, Kirsty Bertarelli, người có tài sản ước tính 6,9 tỷ bảng. Trên thực tế, Hoàng gia Anh còn không giàu bằng nữ văn sĩ J.K. Rowling, tác giả loạt truyện Harry Porter.
Theo xếp hạng của Sunday Times, Nữ hoàng Elizabeth II là người giàu thứ 257 tại Anh, với tài sản là 300 triệu bảng
Nguồn Babusinesslife/DVT