Ảnh: CNBC

 
Vũ Hạo Thứ Ba | 25/02/2020 07:09

Nỗi sợ hãi bao trùm, Dow Jones “bay” 1.000 điểm

Chứng khoán Mỹ rớt mạnh trong ngày thứ Hai (24/02) khi số ca nhiễm virus corona bên ngoài Trung Quốc tăng mạnh.

Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Hai (24/02), Dow Jones giảm 1.031,61 điểm (tương đương 3,56%) xuống 27.960,80 điểm. S&P 500 sụt 3,35% xuống 3.225,89 điểm, trong khi Nasdaq Composite rớt 3,71% xuống 9,221.28 điểm. Đây là phiên giảm điểm và phần trăm mạnh nhất kể từ tháng 2/2018. Dow Jones cũng xóa sạch đà tăng của năm 2020 và quay đầu giảm 2% trong cả năm. S&P 500 cũng có phiên giao dịch tệ nhất trong 2 năm và xóa sạch đà tăng từ đầu năm.

“Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hoàn toàn chững lại. Nhà đầu tư vẫn chưa phản ánh hết điều đó vào giá”, Larry Benedict, CEO của The Opportunistic Trader, cho biết, đồng thời nói thêm thị trường có thể bắt đầu điều chỉnh 10-15%.

Ông cũng cho biết nhà đầu tư đã mua quá nhiều một số lĩnh vực trước đó, nhất là cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. “Dường như vẫn còn giảm nữa”, ông nói.

Những cái cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona dẫn đầu đà sụt giảm trên Phố Wall. Các cổ phiếu hàng không là Delta và American đều lao dốc hơn 6%, trong khi cổ phiếu United sụt 5,4%. Cổ phiếu của các công ty sòng bạc Las Vegas Sands và Wynn Resorts đều mất ít nhất 5,2%. Cổ phiếu MGM Resorts giảm 5,4%.

Cổ phiếu các nhà sản xuất chip điện tử cũng nhuốm sắc đỏ. Cổ phiếu Nvidia giảm 7,1%, trong khi cổ phiếu Intel lùi 4%. Cổ phiếu AMD sụt 7,8%. Chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Semiconductor ETF giảm 4,5%.

Những phiên giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones. Nguồn: CNBC
Những phiên giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones. Nguồn: CNBC

“Trước đó, thị trường đã lạc quan về tình hình virus corona”, Quincy Krosby, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Prudential Financial, cho hay. “Lập trường lạc quan đã bị kiểm chứng trong ngày hôm nay”.

“Các công ty đang đánh giá các nhà cung ứng và chuỗi cung ứng của họ, và xem xét liệu doanh thu có giảm tốc hay không”, ông Krosby cho biết.

Cổ phiếu Apple và các nhà cung ứng cũng bị tác động nặng nề. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone sụt 4,8%. Cổ phiếu Skyworks Solutions và Qorvo đều giảm hơn 1,8%.

Ngoài ra, các thị trường nước ngoài cũng rớt mạnh. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu sụt hơn 3%, còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,9%. Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 1,8%.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cho biết sự lây lan virus corona chủng mới đã làm suy yếu nền kinh tế Mỹ, nhưng lưu ý đà tăng trưởng vẫn ở mức khỏe mạnh. “Kinh doanh bị giảm nhưng giảm từ mức rất tốt”, ông Buffett nói với hãng tin CNBC.

Sự bùng phát virus corona được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng sau đó đã nhanh chóng lan rộng ở các quốc gia khác, nhất là Hàn Quốc và Italy, với số ca nhiễm tăng đột biến trong những ngày gần đây.

Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo về virus corona lên “mức cao nhất” vào cuối tuần qua, với số ca nhiễm tăng đột biến đã đẩy tổng số ca nhiễm của nước này lên hơn 800 người – khiến Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ hai bên ngoài Trung Quốc.

Trong khi đó, phía ngoài châu Á, cho đến nay Italy là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus corona, với hơn 130 ca nhiễm bệnh và 3 trường hợp tử vong.

Trước đó trong tháng này, các chỉ số chính đã chạm mức kỷ lục mặc cho những lo ngại về virus corona.

Trong những ngày đầu sau khi dịch bệnh bùng phát, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo kinh sẽ phục hồ theoi hình chữ V, nghĩa là lao dốc trước khi phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà đầu tư đang đổ xô về các tài sản trú ẩn an toàn như trái phiếu Chính phủ Mỹ hay vàng.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giarm xuống 1,369% vào ngày thứ Hai (24/02), gần với nmức thấp nhất mọi thời đại khoảng 1,36%. Lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá. Các hợp đồng vàng tương lai tăng 1,7% lên 1.676,60 USD/oz và chạm mức cao nhất kể từ tháng 01/2013.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, tăng hơn 7 điểm, tương đương 46%, lên 25,04.

Nguồn CNBC