Chủ Nhật | 26/05/2013 18:30

Nới lỏng định lượng: Thuật giả kim in tiền không cần mực của Fed

Có một sự thật đáng ngạc nhiên là dù tung hàng núi tiền vào gói QE, song trên thực tế Fed không hề in thêm một đồng USD nào.
Từ thời xa xưa, mục tiêu chính của giả kim thuật là biến các kim loại cơ bản thành kim loại quý và không ít người coi đó là việc làm hoang đường. Tuy nhiên, một ngân hàng trung ương trong thế kỷ 21 đã (và duy nhất cho đến nay) thành công khi làm được cái điều mà các nhà giả kim không thể làm được trong hàng nghìn năm, đó là: Tạo ra tiền từ con số 0, bằng cách sử dụng một công cụ đầy tranh cãi gọi là "Nới lỏng định lượng".

Nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith từng có một câu nói khá nổi tiếng: "Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng đơn giản tới mức chẳng ai có thể tưởng tượng nổi". Lời bình luận của ông đặc biệt liên hệ chặt chẽ với bối cảnh hiện tại, khi quy mô bảng cân đối của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày một bành trướng khiến nhiều nhà quan sát thị trường tài chính thực sự hoảng sợ, dù cho nó thực sự có tác dụng kích thích hoạt động kinh tế mà không gây ra lạm phát.

Trong bài bình luận đăng tải trên tờ Market Watch, nhà nghiên cứu tại công ty quản lý tiền tệ Navellier and Associated, ông Ivan Martchev, cho rằng vì Fed có kế hoạch tiếp tục duy trì gói nới lỏng định lượng trong thời gian tới, điều quan trọng là cần phải làm rõ một số điểm đối với các nhà đầu tư đang hoảng loạn.

Ông Martchev nhấn mạnh ông không có ý định bảo vệ chủ tịch Fed Ben Bernanke hay gói nới lỏng định lượng. Theo ông, sẽ là tốt hơn nếu kinh tế Mỹ vận hành theo mô hình "tiết kiệm và đầu tư" như nhiều thị trường mới nổi khác, thay vì tự biến mình thành nơi thực hiện các cuộc diễn tập tài chính khổng lồ nhằm duy trì một nền kinh tế có truyền thống tăng trưởng bằng đòn bẩy tài chính.

Nới lỏng định lượng, thuật giả kim có 1 không 2 của Fed.
Nới lỏng định lượng, thuật giả kim có 1 không 2 của Fed.

Tuy nhiên, ông khẳng định mong muốn đó là hoàn toàn phi thực tế kể từ khi Fed sáng tạo ra gói nới lỏng định lượng. Fed luôn luôn là một tổ chức của những người theo chủ nghĩa tiền tệ, do đó những nhà kinh tế theo học thuyết Keynes hay những người theo đuổi kinh tế học nước Áo (Austrian Economics) chưa bao giờ có chỗ đứng trong nó.

Fed kiểm soát và chỉ đạo hệ thống tài chính Mỹ. Hệ thống này (như mọi hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay - Gafin) lại tự thân nó tạo ra tăng trưởng tín dụng thông qua quá trình hoạt động dự trữ theo tỉ lệ (fractional reserve banking), trong đó các ngân hàng giữ lại một phần theo một tỉ lệ các khoản tiền gửi và cho vay phần còn lại.

Trong mô hình dự trữ bán phần cổ điển, FED tạo ra một lượng tiền tệ cơ sở (base money), rồi quay vòng chúng trong hệ thống ngân hàng, nhân nó lên nhiều lần (thông qua việc quay vòng) cho đến khi quá trình này cạn sạch tiền do chuyển thành tiền dự trữ.

Để duy trì hệ thống, Fed đã can thiệp vào tăng cường cho quá trình dự trữ cổ điển bằng cách trả lãi cho các khoản dự trữ dư thừa.

Bằng cách trả lãi cho phần dự trữ dư thừa, Fed kiểm soát chặt chẽ lượng tiền "giả kim thuật" mà nó bơm vào hệ thống ngân hàng thông qua "nới lỏng định lượng", nhờ đó nó không lưu thông và tạo ra những hiệu ứng không mong muốn. Quá trình nới lỏng định lượng cũng giúp kìm lãi suất thế chấp và trái phiếu kho bạc ở mức thấp, góp phần khôi phục thị trường nhà ở và nền kinh tế.

Tuy nhiên, nới lỏng tiền tệ cũng cố ý phá vỡ số nhân tiền tệ của hệ thống dự trữ ngân hàng phân đoạn của Mỹ, đồng thời một lần nữa làm ảnh hưởng đến tốc độ tiền tệ của nguồn cung tiền Mỹ , có thể là M1, M2 hoặc MZM.

Nhiều nhà quan sát thị trường biết quỹ đạo lên dốc đáng lo ngại của khối tài sản ngoại bảng
Kể từ khủng hoảng năm 2008, thực tế Fed chưa hề in thêm một tý tiền nào.
Kể từ khủng hoảng năm 2008, thực tế Fed chưa hề in thêm một tý tiền nào.
của Fed, song rất ít người đề cập đến việc các khoản dự trữ dư thừa mà Fed đang nắm giữ cũng đang trở nên ngày một bành trướng. Quy mô bảng cân đối liên bang của Fed hiện nay ở mức 1.769 nghìn tỷ USD. Do tổng lượng dự trữ dư thừa không được đưa vào lưu thông, nhờ các khoản lãi suất dự thừa mà Fed thanh toán, quá trình tăng trưởng của bảng cân đối ngân sách được Fed kiểm soát khá tốt của kể từ năm 2008.

Người ta có thể lập luận rằng Fed hiện nay là một "carry trade" lớn nhất thế giới - là chiến thuật vay hoặc mua các công cụ tài chính với lãi suất thấp, sau đó dùng nó để mua các công cụ tài chính có lãi suất cao hơn và lợi nhuận mà thu được từ họat động này xuất phát từ mức chênh lệch lãi suất. Chẳng hạn, bạn vay ngân hàng $10,000, lãi suất mỗi năm 1%. Với số tiền này, bạn mua trái phiếu với lãi suất 5%. Vậy lợi nhuận bạn thu được sẽ là 4%/năm, đó chính là mức chênh lệch giữa 2 lãi suất.

Lãi suất huy động của Fed hiện nay dao động từ 0-0,25%. Như vậy, lãi suất Fed thanh toán cho các khoản dự trữ dư thừa là 0,25%, trong khi các các tài khoản tín dụng điện tử cho đến tài khoản ngân trong hệ thống dự trữ của Fed có mức chi phí "giả kim thuật" bằng 0. Nói một cách khác, các tài sản ngoại bảng, với lãi suất cao hơn mức 0, biến Fed thành tổ chức có lợi nhuận cực kỳ tốt.

Với những gì mô tả ở trên, bằng cách loại đi các khoản dự trữ dư thừa ngân hàng trong bảng cân đối kế toán của Fed, một người bình thường hoàn toàn có thể tính toán xem Fed thực sự in bao nhiêu tiền kể từ đại khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bằng cách loại đi các khoản dự trữ dư thừa, có thể thấy bảng cân đối kế toán của Fed thực sự nhỏ hơn rất nhiều so với thời điểm đen tối nhất năm 2008, khi khủng hoảng nổ ra.

Có thể nói, bằng "thuật giả kim" nới lỏng định lượng, Fed thực tế không in một tý tiền nào, song bằng cách sử dụng bảng cân đối của mình, Fed đã nắm giữ thành công các khoản dự trữ dư thừa, song vẫn đủ sức thực thi chiến thuật "carry trade" trên quy mô lớn nhằm kiểm soát lãi suất dài hạn.

Nguồn Market Watch/Dân Việt


Sự kiện