Ảnh: Reuters

 
Hà Linh Thứ Năm | 11/07/2019 13:44

Nối lại đàm phán, Mỹ và Trung Quốc phải đối mặt với những rào cản còn lớn hơn trước

Mặc dù đã nối lại đàm phán thương mại sau Hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc vẫn đang chuẩn bị cho một trận chiến kéo dài.

Mỹ và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng trước, nhưng cả hai bên vẫn đang chuẩn bị cho một trận chiến kéo dài vì các vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Thương mại Zhong Shan vào ngày 9/7. Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết hai bên đang tiếp tục đàm phán để giải quyết các điểm tranh chấp còn lại, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể cho các cuộc đối thoại trực tiếp.

Cố vấn Kinh tế Mỹ, ông Larry Kudlow, cho biết, "Không có khung thời giới hạn thời gian đối với Trung Quốc" và thỏa thuận có thể là một chặng đường dài. 10% còn lại của cuộc đàm phán cuối cùng sẽ "khó khăn", ông nói.

Một số nhà phân tích cho biết rằng có rất ít khả năng Mỹ sẽ áp thuế Trung Quốc trong vài tháng tới. Do tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tạm dừng áp thuế lên  300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nhưng những rào cản với một thỏa thuận bây giờ có vẻ lại nhiều hơn so với khi cuộc đàm phán rơi vào bế tắc hồi tháng 5. Điều này cho thấy rằng một bế tắc dai dẳng khác còn đang ở phía trước.

Nhập khẩu nông sản từ Mỹ của Trung Quốc là một trong những căng thẳng chính. Sau cuộc họp, ông Trump tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ mua một lượng thực phẩm và nông sản "khổng lồ". Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thực hiện một đợt mua nông sản nào lớn từ Mỹ. 

"Chủ tịch Tập Cận Bình không đưa ra cam kết cụ thể nào trong cuộc họp", mặc dù tổng thống Trump thúc ép, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin ngày 9/7.

Noi lai dam phan, My va Trung Quoc phai doi mat voi nhung rao can con lon hon truoc
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng các quan chức Mỹ - Trung tại cuộc gặp ở Argentina ngày 1-12 Ảnh: REUTERS

Ngày 5/7, Taoran Notes, tài khoản mạng xã hội có mối liên hệ với Nhật báo Kinh tế của Trung Quốc, cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không mua nông sản nếu Mỹ lại lật kèo. Điều này cho thấy, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng chúng như một yêu cầu để đàm phán.

Các vấn đề về chuyển giao công nghệ và tấn công mạng cần phải được đàm phán lại, việc Trung Quốc từ chối chấp nhận những yêu cầu của Mỹ, liên quan đến những vấn đề này, chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc đàm phán trước đó vào tháng 5.

Và hai bên vẫn chưa thống nhất được cách xử lý thuế quan mà Mỹ đã áp lên trước đó. Mỹ muốn giữ nguyên mức thuế sau khi đạt được thỏa thuận, song Trung Quốc không chấp nhận điều này. "Tất cả các mức thuế đã được áp đặt phải được gỡ bỏ nếu Trung Quốc và Mỹ đi đến thỏa thuận", đại diện Bộ Thương mại Gao Feng nói với các phóng viên tuần trước.

►Trung Quốc muốn một thỏa thuận thương mại cân bằng, Mỹ nói không

►Mỹ - Trung có thể đạt thỏa thuận thương mại vào ngày 10.5?

►Đâu là những rào cản lớn nhất của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?

Hai bên đã một số tiến bộ liên quan đến Huawei khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, trong khi Huawei vẫn nằm trong danh sách đen của Mỹ, Mỹ sẽ cấp giấy phép kinh doanh với nhà sản xuất thiết bị viễn thông trong trường hợp "không có mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia.

"Chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo rằng chúng tôi không chuyển doanh thu từ Mỹ sang các công ty nước ngoài", ông Ross cho biết. Cố vấn kinh tế Mỹ, Larry Kudlow nói trong một sự kiện do CNBC tổ chức rằng một số công ty sản xuất chip sẽ được phép bán cho Huawei những sản phẩm thông thường trên thị trường toàn cầu, bao gồm cả các nhà cung cấp từ Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay cả sau khi nới lỏng, các nhà cung cấp Mỹ vẫn không thể bán các linh kiện hoặc phần mềm công nghệ cao cho Huawei. Và một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết công ty Trung Quốc vẫn không thể tham gia vào các mạng không dây thế hệ thứ năm của Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ sẽ sớm có quyết định cụ thể về đơn xin giấy phép xuất khẩu đối với các công ty đang tìm cách bán hàng cho Huawei, một cựu quan chức Mỹ cho biết.