Nobel Kinh tế 2012: Trò chơi, thiết lập hệ thống và ghép cặp
Thậmchí một số giao dịch liên quan đến tiền bạc nhưng lại không thực sự là về giácả. Ví dụ, các trường đại học ở Mỹ không tiếp nhận sinh viên dựa vào yếu tố ailà người trả tiền nhiều nhất. Thay vào đó, họ lựa chọn sinh viên dựa vào nhiềutiêu chuẩn, kể cả điểm số, điểm thi và sự đa dạng. Tương tự, sinh viên lựa chọntrường đại học dựa vào nhiều yếu tố chứ không chỉ có yếu tố tài chính.
Tiền không mang tính thiết yếu đối với một thịtrường. Sau cùng, mục đích của kinh tế học là nhằm tối đa hóa phúc lợi, chứkhông phải GDP. Nhưng nếu không có giá cả để phân phối nguồn cung và cầu sẽkhiến cho việc biết được liệu phúc lợi có đang được tối đa hóa hay không trởnên khó khăn hơn.
Giải Nobel Kinh tế năm nay được trao cho 2 họcgiả - Alvin Roth, người vừa nhận lời làm việc cho khoa kinh tế học tại Đại họcStanford, và Lloyd Shapley, nhà toán học nghỉ hưu tại Đại học California, LosAngeles – những người đã vật lộn với vấn đề vô cùng khó khăn trên.
Năm 1962, David Gale (người đã qua đời năm 2008)và Shapley, hiện 89 tuổi, đã cho công bố bài báo khá vui vẻ mang tên “Tuyểnsinh đại học và Sự ổn định của hôn nhân” (College Admissions and the Stabilityof Marriage). Hai ông cho rằng sự tương đồng giữa tuyển sinh đại học, trong đó sinhviên và trường đại học đang tạo thành cặp đôi với sự cố gắng làm cả hai bên hàilòng, và thị trường hôn nhân, trong đó một số cố định nam giới và nữ giới đangcố gắng tìm kiếm hôn nhân.
Trong các vở kịch lãng mạn, từng người đàn ông vàđàn bà đều kết hôn với tình yêu đích thực của mình. Trong cuộc sống thực tế,một số người miễn cưỡng chấp nhận “nhân vật hạng hai”, một việc làm có thể dẫnđến rất nhiều rắc rối. Nếu John và Mary yêu nhau nhưng đã kết hôn với nhữngngười khác, họ sẽ bị buộc phải rời bỏ “đối tác” hiện tại và cưới nhau. Nhưngnếu John yêu Mary, trong khi Mary yêu chồng cô hơn John, cả hai sẽ không cóthay đổi nào trong cuộc hôn nhân của họ.
Gale và Shapley nghĩ ra một thuật toán để ghépmột số lượng bằng nhau nam giới và nữ giới. Từng nam giới và nữ giới sẽ xếphạng đối tác yêu thích của họ. Từng nam giới cầu hôn người phụ nữ được anh taxếp hạng cao nhất. Mỗi người nữ giới từ chối toàn bộ những lời cầu hôn chị tanhận được ngoại trừ người được xếp hạng cao nhất. Nhưng người phụ nữ này khôngchấp nhận lời cầu hôn, nếu người đàn ông chị ta yêu thích thậm chí lại cầu hônvào lần tới. Thuật toán này được lặp lại cho đến khi toàn bộ số phụ nữ có đượclời cầu hôn vừa ý.
Đáng buồn là “lý thuyết trò chơi tập thể” khôngcó cơ hội để biến đổi thị trường hôn nhân. Nhưng Roth đã ưa ứng dụng thực tiễnvào những lĩnh vực khác. Trong những năm 1940, cuộc cạnh tranh giành bác sĩ đôikhi đã chứng kiến việc các bệnh viện thậm chí “chào mời” sinh viên nhiều nămtrước khi họ tốt nghiệp, do vậy, trước khi biết rõ bằng cấp và khả năng chuyênmôn của họ. Chương trình quốc gia về lựa chọn bác sĩ phù hợp (The NationalResident Matching Programme) được đưa ra nhằm lựa chọn bác sĩ phù hợp cho cácbệnh viện theo phương thức tối đa hóa sự hài lòng của cả 2 bên. Chương trìnhnày Roth đã viết trong một tài liệu năm 1984, là ví dụ đời thực về thuật toán“sự chấp nhận bị trì hoãn” (deferred-acceptance) của 2 ông Gale và Shapley.
Những hệ thống khác hoạt động ít hiệu quả hơn. Cảhệ thống trường công New York và Boston được sử dụng để chỉ định sinh viên theosự lựa chọn yêu thích của họ, nhưng sinh viên thường phải quyết định trước khibiết toàn bộ quyền lựa chọn của họ. Hàng nghìn người học xong phổ thông màkhông bày tỏ sự yêu thích nào. Ông Roth giúp thiết kế thuật toán cho cả 2trường trên và giúp giảm đáng kể những lựa chọn sai lầm.
Roth cũng áp dụng kiến thức của mình vào hoạtđộng hiến nội tạng. Một người sẽ không hiến thận trong nhiều tình huống và hoàncảnh, nhưng lại có thể hiến thận nếu vợ anh ta cần. Nếu nhóm máu của họ khôngphù hợp, họ có thể được ghép đôi với những cặp đôi khác tương tự. Chương trìnhTrao đổi Thận của New England, được sáng lập một phần nhờ ông Roth, tích hợpnhiều chuỗi những người hiến tặng và người tiếp nhận và tăng nguồn cung cấpthận bằng cách làm cho người hiến tặng tự tin hơn rằng người yêu dấu của họcũng sẽ tìm được một quả thận phù hợp.
Ngày nay internet có thể giúp hệ thống đối xứng phùhợp trở nên khả thi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể cải tiến nhữnghệ thống hiện có. Utku Ünver tại Đại học Boston, người đã cùng ông Roth pháttriển chương trình trao đổi thận, chỉ rõ việc sắp xếp sinh viên luật vào vị tríthư ký cho thẩm phán liên bang. Các thẩm phán có quyền kiểm soát toàn bộ đốivới những người họ thuê làm, và những sinh viên mà họ chọn, do vậy, hệ thốnglựa chọn phù hợp mang lại ít lợi ích hơn.
Khi các khoa kinh tế học thuê mới tiến sĩ đến làmviệc, hệ thống lựa chọn phù hợp sẽ giúp các giao dịch trở nên thuận lợi hơn vì rấtkhó để gian lận trong hệ thống này. Ông Utku Ünver cùng cộng sự đang phát triểnphương thức giới thiệu những đứa trẻ phù hợp đến các giai đình muốn nhận connuôi ở Pennsylvania, tuy vậy, quyết định cuối cùng lại tùy thuộc vào nhân viênxã hội và các gia đình.
Trong bài viết năm 1962, Galevà Shaply lưu ý rằng thuật toán của họ không quá phức tạp, minh họa một quanđiểm về nguyên tắc của họ: “bất kỳ tranh luận nào được tiến hành với độ chínhxác đầy đủ đều mang tính toán học”. Sự công nhận công trình của ông Shapley vàông Roth cũng là sự khẳng định rằng đối với những tin tức xấu mà kinh tế họcnhận được từ cuộc khủng hoảng, nguyên tắc trên vẫn đủ hiệu quả để giúp giảiquyết những vấn đề đời thực.