Tuy nhiên, không giống như chính phủ của họ, hầu hết người Mỹ hiện không gặp vấn đề gì trong việc trả nợ đúng hạn.Ảnh: Getty Images.
Nợ tiêu dùng Mỹ lên đến 17.000 USD
Mới đây, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được thỏa thuận so bộ về nâng trần nợ, nhằm ngăn chặn một vụ vỡ nợ lịch sử và rất có thể là thảm họa của quốc gia, còn Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nhiều lần cảnh báo rằng Mỹ có thể hết tiền để thanh toán các hóa đơn vào ngày 1/6.
Trên thực tế, bản thân người tiêu dùng Mỹ cũng đang gánh trên vai một khoản nợ cao chưa từng có trong lịch sử, như biểu đồ dưới đây minh họa. Theo Báo cáo hằng quý về Nợ hộ gia đình và Tín dụng của Fed New York, tổng nợ hộ gia đình đã tăng lên 17.050 tỉ USD trong quý đầu tiên của năm 2023, tăng 2.900 tỉ USD kể từ quý IV/2019, ngay trước khi đại dịch xảy ra.
Tuy nhiên, không giống như chính phủ của họ, hầu hết người Mỹ hiện không gặp vấn đề gì trong việc trả nợ đúng hạn, với tỉ lệ nợ quá hạn gần mức thấp kỷ lục mặc dù có một sự gia tăng nhỏ trong quý gần nhất. Nhìn vào tổng nợ tiêu dùng, 97,4% trong tổng số là nợ hiện tại hoặc không quá hạn (tức là tất cả các khoản thanh toán được thực hiện đúng hạn hoặc trễ dưới 30 ngày) trong quý I/2023, tăng từ 95,3 trong quý IV/2019 và từ mức dưới 90% giữa cuộc khủng hoảng tài chính.
Nợ tiêu dùng tăng nhanh hơn bình thường trong 3 năm qua chủ yếu là do số lượng các khoản vay thế chấp tăng kỷ lục, vì nhiều hộ gia đình đã tận dụng lãi suất thấp trong lịch sử để tái cấp vốn cho khoản vay thế chấp và thậm chí rút một số tiền mặt trong quá trình này. Theo Fed New York, 14 triệu khoản thế chấp đã được tái cấp vốn trong thời kỳ bùng nổ tái cấp vốn do đại dịch, trong đó các chủ sở hữu nhà đã trích 430 tỉ USD thông qua các khoản tái cấp vốn bằng tiền mặt. Do đó, các khoản thế chấp chiếm 86% mức tăng tổng nợ tiêu dùng kể từ quý IV/2019, tiếp theo là nợ thẻ tín dụng và khoản vay sinh viên, lần lượt chiếm 8% và 3% mức tăng.
Có thể bạn quan tâm:
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu đã suy yếu?
Nguồn Statista